Soạn ngữ văn lớp 6

Vy Phan Yến

Soạn bài Đêm nay bác ko ngủ

Vy Yến Phan
6 tháng 3 2017 lúc 18:29

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

Trả lời:

Bài thơ kể lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh dội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh dội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

- Anh đội viên “ Thổn thức cả nổi lồng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu im phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghỉ {Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ! }

- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thía tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu kể sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy . Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nối bật được sự thay đổi khác nhau trong tâm trạng anh chiến sĩ.

Tinh cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và người dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

Câu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình''

Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ ( trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - Bác; Bác - Bác).

* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trả lời:

* Những từ láy trong bài thơ:

Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.

* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 18:40
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Thể loại "Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu)" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd). Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. 2. Tác giả Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh. Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962); Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau: Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác. 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan. 3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất Lần thức dậy thứ hai
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng). - Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt. 4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết: ... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. - Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. - Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau. - Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ". 6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng: - Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: + Vẻ mặt Bác trầm ngâm + Mái lều tranh xơ xác + Bác vẫn ngồi đinh ninh + Bóng Bác cao lồng lộng... - Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: + Anh đội viên mơ màng + Thổn thức cả nỗi lòng + Thầm thì anh hỏi nhỏ + Nhưng bụng vẫn bồn chồn + Anh hốt hoảng giật mình + Anh đội viên nằng nặc...
Bình luận (0)
lê bảo ngọc
6 tháng 3 2017 lúc 18:47

I.Tìm hiểu chung

1. Bố cục

*Đ1: 9 khổ thơ đầu

Nội dung;Khi anh đội viên thức dậy lần 1

*Đ2:còn lại

Nội dung:Anh đội viên thức dây lần thứ 3

2.Ý nghĩa

Qua câu chuyện về một đêm của BÁc, bài thơ đã thể hiện

-Tấm lòng yêu đất nước sâu sắc của Bác dối với bộ đội

-Tình cảm biết ơn, cảm phục của anh đội viên đối với Bác

3.Nghệ thuật

-5 chữ âm hưởng ví dặm, âm điệu thiết tha, nhiều từ lấy, sử dụng biệt từ, biệt ngữ, tăng tiến, nhấn mạnh

II. Độc hiểu văn bản

1 Câu chuyện kể về một đêm Bác không ngủ trên đường Nghười đi chiến dịch trong thời kì chống thực dân Pháp.

Tóm tắt: Trên đường đi chiến dịch, Bác Hồ phải ngủ lại trong rừng với các chiến sĩ. Tại khu rừng có một mái lều tranh, nơi tạm trú của bộ đội, một anh đội viên được ở cùng Bác, đang ngủ bỗng thức dậy thấy Bác vẫn ngồi với vẻ mặt trầm ngâm lo lắng, rồi anh lại thiếp đi, trong mơ màng anh thấy Bác đi nhẹ nhàng, dém chăn cho từng người một…, ngoài trời mưa lâm thâm…

Lần sau thức dậy, anh vẫn thấy Bác ngồi đó, anh lo Bác bị lạnh, bị ốm, không có sức mà đi chiến dịch.

Lần thứ ba thức dậy, anh vẫn thấy Bác ngồi đó. Anh nằng nặc đòi Bác đi ngủ, nhưng Bác bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc”. Anh đội viên hiểu rằng Bác không ngủ được vì không an lòng, lo lắng cho đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng bị ướt và lạnh.

2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt của anh đội viên

Cách miêu tả có tác dụng: Cách miêu tả này làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, vừa mang tầm vóc vĩ đại lại vừa mang dáng vẻ khiêm nhường trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

Cách miêu tả trên cho thấy mọi hành động và tâm tư của Bác đều hướng về chiến sĩ, đồng bào.

3.

Lần 1

Lần 3

Tâm trạng ngạc nhiên\(\rightarrow\) lo lắng

Trạng thái như trong mộng anh

nhận được sự vĩ đại mà gần gũi

của vị lãnh tụ

Tâm trạnh: Hốt hoảng, anh mời Bác ngủ

Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân ta, cho nên tâm trạng của anh được lớn bên Bác

*Bài thơ không kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy mà từ lần thứ nhất chuyển sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm đó anh đội viên nhiều lần thức giấc và mỗi lần anh đều thể hiện tâm trạng và cảm nghĩ của mình.

4.Vì trong cuộc đời cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ . Đêm nay Bác không ngủ là một lẽ thường tình vì Bác là Hồ Chí Minh - Vị lãnh tị vĩ đại của dân tộc ta.

5. Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ. Thể thơ ấy thích hợp với cạnh kể chuyện của bài thơ.

6.*Từ láy có tác dụng miêu tả:

-Vẻ mặt Bác trâm ngâm.

-Mái lều tranh xơ xác.

-Bác vẫn ngồi đinh ninh.

-Bóng Bác cao lồng lộng.

*Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:

-Anh đội viên mơ màng

-Thổn thức cả nỗi lòng

-Thầm thì anh hỏi nhỏ

-Nhưng bụng vẫn bồn chồn

-Anh hốt hoảng giật mình

-Anh đội viên nằng nặc

CHÚC BẠN HỌC TỐThaha

Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
6 tháng 3 2017 lúc 20:23

SOẠN BÀI ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ CỦA MINH HUỆ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thế hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Bài thơ sử dụng thế thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kế chuyện, kết hợp miêu tả, kế với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ - Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở tính Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trong cuộc đời, Bác đã bao đêm mất ngủ vì lo việc nước, thương dân. Những đêm như thế đã đi vào thơ Bác (Không ngủ dược, Cảnh khuya,...). Nhà thơ Minh Huệ cũng có một bài thơ nổi tiếng của mình viết về một đêm Người không ngủ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngú của Minh Huệ dựa trên sự kiện có thực: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chĩ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An, gặp một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kế cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó đế sáng tác bài thơ. Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Hình tượng Bác Hồ hiện lên thật bình dị và cảm động qua cách miêu tả ngoại hình, tư, thế, cử chỉ, lời nói và đặc biệt là hiện ra qua cái nhìn của nhân vật người chiến sĩ. Bài thơ vừa biểu hiện được tâm lòng yêu thương rộng lớn của Bác với đồng bào, chiến sĩ, dân công vừa thể hiện được tình cảm của bộ đội và nhân dân ta đối với Người. Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích mang tính khái quát: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Bác thức là lẽ thường tình, nhưng đối với chúng ta, đó là điều kì diệu. Cái tên Hồ Chí Minh vang lên như một định nghĩa về phẩm chất đạo đức của Người. - Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự. Trọng tâm của bài thơ là nhằm biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, bài thơ cũng có hoàn cảnh, sự việc, diễn biến của câu chuyện. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 có bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hừu, bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa cũng thuộc loại trữ tình tự sự như bài thơ này. III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó. Gợi ý: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế về đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tóm tắt: Trên đường đi chiến dịch, trời lạnh, mưa lâm thâm. Đêm đã rất khuya, một anh đội viên tĩnh giấc, giật mình khi thây Bác Hồ đang đốt lửa và đi dém chăn cho bộ đội thật nhẹ nhàng. Anh mời Bác ngủ, nhưng tới lần thứ ba thức giấc, anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Chứng kiến cảnh đó, anh đội viên xúc động và cảm phục tấm lòng cao cả của Bác. 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tâm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ? Gợi ý: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Tác giá đã sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người kháng chiến, tham gia vào câu chuvện Hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khăng định lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác. 3. Bài thơ kế về hai lần anh đội viên thức dậv nhìn thây Bác không ngủ. Em hày so sánh cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên đôi với Bác Hồ trong hai lần đó. * Vì sao trong bài thơ không kế lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thê nào? Gợi ý: * Lần đầu: - Anh ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác vần “trầm ngâm” bên bếp lứa. Việc làm của Bác khiến anh xúc động bởi anh hiếu Bác ngồi đốt lửa đề sưởi ấm cho các chiến sĩ. - Niềm xúc động lớn hơn khi chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho chiến sĩ nhẹ nhàng. Trong trạng thái mơ màng, anh cảm nhận được sự lớn lao, gần gũi của vị lãnh tụ => Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn xúc động của anh chiến sĩ trong trạng thái mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại, nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng. - Anh thổn thức, lo lắng: Mời Bác đi nghỉ => lo cho sức khoẻ của Bác. + Lần thứ 3: thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh. Sự lo lắng của anh đã thành sự hốt hoảng, thực sự. Nếu ở lần đầu anh chĩ dám thì thầm hỏi nhỏ, thì giờ đây, anh hết sức năn nỉ, nũng nịu rất đáng yêu. - Anh cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thìa tấm lòng mênh mông của Bác với nhân dân, thấu hiểu tình thương, đạo đức cao cả của Bác. Anh đã lớn thêm lên về tâm hồn, tình cảm khi được hưởng một hạnh phúc thật lớn lao. Bởi thế nên: “Lòng vui sướng ... cùng Bác” Bài thơ đã thế hiện chân thực tình cảm của anh đội viên, cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào về lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Bài thơ không kế về lần thứ hai anh đội viên thức giấc. Điều này cho thấy trong đêm ấy anh đã nhiều lần tĩnh giấc và lần nào anh cũng chứng kiến Bác không ngủ. Từ lần thức dậy thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng anh mới có sự biến đổi rõ rệt. 4. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Gợi ý: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng cua mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngù. Thời kì bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác cũng: Một canh, hai canh, lại ba canh. Và đêm nay, lại một đêm không ngủ; đơn giản vì Bác là Hồ Chí Minh- vị cha già của dân tộc. 5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. - Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. - Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau. - Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ". 6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng: - Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: + Vẻ mặt Bác trầm ngâm + Mái lều tranh xơ xác. + Bác vẫn ngồi đinh ninh + Bóng Bác cao lồng lộng... - Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: + Anh đội viên mơ màng + Thổn thức cả nỗi lòng + Thầm thì anh hỏi nhỏ + Nhưng bụng vẫn bồn chồn + Anh hốt hoảng giật mình + Anh đội viên nằng nặc...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tường Vy
Xem chi tiết
TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
phuonglinh
Xem chi tiết
Đào Quang Minh
Xem chi tiết
Khánh Đỗ
Xem chi tiết
Shiratori Hime
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Khoa Lê
Xem chi tiết
Phạm Thành Công
Xem chi tiết