Đề bài: Một nhà văn có nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
A. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.
- Các từ then chốt cần giải thích:
Sách là gì?
Hình thức của nó.
Nội dung của nó.
Ngọn đèn sáng bất diệt: Soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người.
Trí tuệ là gì?
B. Lập dàn bài:
I. Mở bài:
Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.
Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.
Vì thế có nhà văn nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
II. Thân bài:
(1) Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.
(2) Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người.
Đây là hình thức lưu giữ tri thức từ xưa tới nay.
Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.
(3) Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:
Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao dân ca của nhân dân ta.
Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm căn chương của các nhà văn.
Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trì tuệ con người.
(4) Hiểu sâu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách.
Chẳng hạn:"Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người".
III. Kết bài:
Khẳng định lại tác dụng to lớn của việc đọc sách
Nếu phương hướng hành động cá nhân.
Mộ số đoạn văn tham khảo:
Mở bài:
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Kết bài:
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.
Các bài soạn văn lớp 7 hay khác:
Mục lục Soạn văn lớp 7 tập 1 Mục lục Soạn văn lớp 7 tập 2 Luyện tập lập luận chứng minh Đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh Ý nghĩa của văn chương Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ôn tập văn nghị luận Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu Sống chết mặc bay Cách làm bài văn lập luận giải thích Luyện tập lập luận giải thích Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề
* Soạn bài cách lập luận giải thích:
I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý: Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích. - Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,... b) Bước 2: Lập dàn bài Lập dàn bài theo bố cục ba phần: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết. - Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài + Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì? + Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác + Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề - Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ c) Bước 3: Viết bài - Mở bài: Có thể viết theo các cách: + Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết. + Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú. + Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức. - Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác. - Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy viết thêm những cách kết bài khác. Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau: - Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta. *Soạn bài luyện tập giải thích: Soạn bài: Luyện tập lập luận giải thích
Đề bài: Một nhà văn có nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
A. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.
- Các từ then chốt cần giải thích:
Sách là gì?
Hình thức của nó.
Nội dung của nó.
Ngọn đèn sáng bất diệt: Soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người.
Trí tuệ là gì?
B. Lập dàn bài:
I. Mở bài:
Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.
Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.
Vì thế có nhà văn nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
II. Thân bài:
(1) Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.
(2) Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người.
Đây là hình thức lưu giữ tri thức từ xưa tới nay.
Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.
(3) Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:
Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao dân ca của nhân dân ta.
Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm căn chương của các nhà văn.
Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trì tuệ con người.
(4) Hiểu sâu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách.
Chẳng hạn:"Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người".
III. Kết bài:
Khẳng định lại tác dụng to lớn của việc đọc sách
Nếu phương hướng hành động cá nhân.
Mộ số đoạn văn tham khảo:
Mở bài:
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Kết bài:
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.