Câu 14. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
C. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
Câu 15. Chức năng của ADN là gì?
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền đạt thông tin di truyền
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 16. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với:
A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn D. X mạch khuôn
Câu 17. Yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin là:
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
D. Trình tự của các cặp nuclêôtit trong ARN
Câu 18. Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và 2
C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 3 và 4
Câu 19. Cho một số chức năng của prôtêin:
1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất
2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể
3. Kích tố, điều hoá trao đổi chất
4. Chỉ huy việc tổng hợp NST
5. Nguyên liệu oxy hoá tạo năng lượng.
6. Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể
Chức năng không phải của prôtêin là:
A. 2 B. 3, 4 C. 4 D. 1, 5
Câu 20. Đặc điểm chung của ADN, ARN và prôtêin là:
A. Là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C. Đều được cấu tạo từ các nucleotit
D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 21. Các nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo prôtêin là:
A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N
C. K, C, H, O, P D. C, O, N, P
Câu 22. Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú
C. Đột biến gen là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
Câu 23. Đột biến gen là gì?
A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit
C. Là đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN
D. Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST
Câu 24. Các dạng đột biến gen điển hình là:
A. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
B. Mất, lặp, đảo đoạn trên NST
C. Mất, đảo, chuyển đoạn trên NST
D. Mất, thêm, lặp một số cặp nuclêôtit
a, Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1:A - G - T - X - X - A - T - G - X Mạch 2:T - X - A - G - G - T - A - X - G -Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 -Xác định số liên kết hidro của đoạn ADN trên b, Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
a, Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1:A - G - T - X - X - A - T - G - X Mạch 2:T - X - A - G - G - T - A - X - G -Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 -Xác định số liên kết hidro của đoạn ADN trên b, Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Câu 4: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng
A. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Sự tổ hợp lại của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh.
C. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh.
D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 36. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nu như sau: - A – U – G – X – A – U
Đoạn mạch đơn của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên là:
A. – T – A – X – G – T – A - B. – U – A – X – G – U – A –
C. – A – T – G – X – A – A - D. – A – A – G – X – A – A –
Câu 37. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X B. A, T, G, X
C. A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu 38. Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Menđen B. Oatxơn và Cric
C. Moocgan D. Menđen và Moocgan
Câu 39. Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 40. Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Câu 41. Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về prôtêin?
A. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của prôtêin gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4
B. Prôtêin có bậc càng cao thì độ bền vững càng thấp
C. Prôtêin bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidrô để tăng độ vững chắc giữa các vòng.
D. Prôtêin bậc 3 là cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin
một đoạn mạch của phần tử arn có trình tự sắp xếp là : -A-X-U-G-U-
đoạn mạch nào sau đây là mạch gốc để tổng hợp nên ARN trên
a. T-U-X-A-X-
b. -T-G-A-X-A-
c. -A-X-A-X-A-
d. -A-X-A-X-
So sánh NST thường và NST giới tính
a) phân biệt cấu trúc ADN và ARN
b) ADN và ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào
c) nêu bản chất của mối quan hệ ADN -> ARN->Protein-> tính trạng
Tự nhân đôi AND? Quá trình tổng hợp ARN? Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin?( thời gian, địa điểm diễn biến các thành phần tham gia, kết quả nguyên tắc tổng hợp ý nghĩa của quá trình)
một hợp tử nguyên phân với tốc độ duy trì không đổi qua các lần.mỗi chu kì nguyên phân kéo dài 32 phút thời gian cả chu kì trung gian bằng thời gian của phân bào chính thức ,các kì phân bào chính thức ,các lần phân bào chính thức có thời gian bằng nhau.
sau khi hợp tử trải qua 1 giờ 54 phút của quá trình nguyên phân thì hợp tử đó ở lần nguyên phân thứ mấy , thuộc kì nào?
câu 1: mạch 1 của 1 ADN có cấu trúc như sau :
- A - T- X- X - G-A-X-A
a, viết cấu trúc 2 đoạn mạch ADN con được tạo thành sau khi ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi
b, xác định trình tự các nu của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch I