- Tây Nam Á có diện tích trên 7 triệu km2
- Địa hình: Có 3 miền địa hình:
Phía Bắc: hệ thống núi cao và sơn nguyên. Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà. Phía Nam: sơn nguyên A-rap.- Khí hậu, sông ngòi
Khí hậu khô hạn. Sông ngòi kém phát triển.- Tài nguyên:
Trữ lượng dầu mỏ phong phú. Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Khu vực Tây Nam Á:
Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
Khu vực Nam Á: