1/ VỀ CẤU TẠO
– Đơn phân đều là các nucleotit. Cùng có 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, X, G
– Đều có cấu trúc đa phân và là những đại phân tử.
– Đều được cấu tạo từ một số nguyên tố hóa học như: C, H, P, O, N
– Giữa các đơn phân thường có tồn tại các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.
2/ CHỨC NĂNG: CHÚNG ĐỀU CÓ CHỨC NĂNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PROTEIN NHẰM TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN.
* KHÁC NHAU:1/ CẤU TRÚC:
+ ADN
– ADN là cấu trúc trong nhân
– Gồm có 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
– Số lượng đơn phân lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, G, T, X
– Phân loại: có dạng A, B, C, T, Z
– Chiều dài vòng xoắn 34Ao, đường kính: 20Ao, (trong đó có 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)
– Thực hiện liên kết trên 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết hidro (G với X 3 lk, A với T 2 lk,)
+ ARN
– Phân loại: tARN, mARN, rARN
– Một mạch polynucleotit có thể dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn
– Có 4 loại đơn phân chính là : A, G, U, X. Nhưng số lượng đơn phân lại ít hơn.
– Mỗi loại ARN sẽ có cấu trúc và các chức năng khác nhau.
– Liên kết với nhau ở những điểm xoắn, G với X 3 liên kết, A với U 2 liên kết.
– Sau khi được tổng hợp, ARN sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.
+ Protein
– Có kích thước nhỏ hơn mARN và ADN
– Đơn phân thường là các axit amin
– Có cấu tạo bao gồm một hay nhiều chuỗi axit amin
– Các nguyên tố cấu tạo bao gồm: C, H, N, O… Bên cạnh đó, còn có thêm các nguyên tố Cu, Fe, Mg…