Viết 1 đoạn Tổng phân hợp (12 câu) trình bày cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ Việt Nam sau khi học xong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"
Tích cực và tiêu cực của xã hội đối với người phụ nữ
Mẹ nghèo như đóa hoa sen Năm tháng âm thầm lặng lẽ Giọt máu hòa theo dòng lệ Hương đời mẹ ướp cho con . e cảm nhận đc gì về phẩm chất và cuộc sống của người mẹ
SÀI GÒN, BÁNH MÌ VÀ NÓI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
[...] Đêm Sài Gòn vẫn còn nhiều phận đời lang bạt trong cuộc mưu sinh, trong nổi đời hiện, trong sự lục bước. Đâu đó ở đất này, nhiều lắm những mảnh đời hiện, đời gầm cầu, đời xó chợ... Vậy nên, hằng đêm bánh mì Sài Gòn chẳng rao, nhưng đã âm thẩm tìm đến những nơi như vậy, trao bữa lót dụ cho nhiều mảnh đời như thể. Họ như một lát cắt tăm tối của bức tranh Sài Gòn kiêu kì. Như một nốt trầm giữa khuông nhạc cao vút của thành phố. Nhưng thiếu họ, bức tranh chẳng tròn vẹn, khuông nhạc chẳng đầy đặn. Tiếng rao bánh mà đi vào lòng bao thế hệ dân Sài Gòn nay không cần thanh âm nhưng vẫn vang vọng cả một thế hệ. Thế hệ mà ngày sau khi nhắc đến, vẫn nhớ mỗi đêm hơn 1000 ổ: “Bánh mi Sài Gòn 0 đồng một ổ, đặc biệt yêu thương" đã được trao đi như thế đấy.
[...] Câu chuyện bánh mì là câu chuyện muôn thuở nhiều thời của biết bao phận người tử hảàn vi cho đến lúc có danh vị, vật chất cao sang. Chẳng cần kiểm đâu xa, cứ lẽ là Sài Gòn một sáng nào đó, ngang một con đường thấy khối người gặm bánh mì bên quán cà phê lóc cóc. Đó Sài Gòn là vậy đó, giản dị, bình dân và thân gắn. Nhất là những buổi đêm đói bụng, bánh mi luôn là thứ cứu cảnh cho người Sài Gòn. Vậy nên với những gì nhóm “Bánh mì yêu thương" đang làm hằng đêm, minh tin đó là câu chuyện mà mãi sau này, chúng ta sẽ luôn nhắc nhớ về một món ăn vừa ngon lại đẹp thiện lương của người Sài Gòn. Trong thời khắc này chưa chắc đã là định dịch, Chỉ thị 16 đang cố gắng kiểm soát cơn dịch, việc ra đường cho nhu cầu cần thiết phải được duyệt kĩ cảng. Nhưng mình nghĩ, lỏng người lúc này nên bao dung và thấu hiểu nhau hơn. Một câu chuyện nhỏ, nếu xử lý khéo léo sẽ là một dấu ấn đẹp trong lòng người dân. Chính người lao động mới là thành phần ảnh hưởng nặng nề nhất thời khắc này. Hãy cùng nhau nhìn cơn đại dịch này bằng một tâm thể an tĩnh và bằng những nguồn năng lượng tích cực nhất. Bởi lẽ, sau cơn mưa trời sẽ lại có cầu vồng, sau bão giông đất lại nở hoa và sống đời còn lắm phù sa. Sài Gòn vẫn còn bánh mì, yêu thương vẫn sẽ lan tỏa trên mảnh đất này. Dẫu phố giăng dây, nhưng chẳng thể ngăn lòng người nổi liền một khối. Dẫu còn lắm điều chưa thể vừa lỏng hợp ý mọi người, nhưng chỉ cần mỗi một người chung tay góp sức, chúng ta đi qua cơn đại dịch này bằng chính câu chuyện bỏ đĩa mà ngày nhỏ từng được dạy
Một sớm mai nào đó khi nắng xanh lành phủ lên phố phường Sài Gòn, ngã tư sẽ nháo nhác tiếng còi xe; chiếc xe bánh mì í ới tiếng pate, thịt nguội, chả lụa; quán cóc liêu xiêu với ly cà phê; người Sài Gòn lại thong dong hàn huyên. Chuyện cũ bỏ qua, tất cả rồi cũng ổn thôi mà! Sài Gòn giản đơn là thế, câu nệ gì đâu những chuyện cỏn con.
Sài Gòn... Thương từ trong ruột thương ra ... Thương từ ngã bảy ngã ba thương về
(Theo Tổng Phước Bảo, nguồn facebook Việt Nam ơi, ngày 20/7/2021)
Câu 2 : (4.0) điểm
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.
Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận:
“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
Các quân lính đều nói: Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!”
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)
Đó là tình yêu nước của anh thanh niên thể hiện trong công việc hàng ngày :
- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)
Đó là tình yêu nước được thể hiện qua công việc dũng cảm của Phương Định - cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ :
Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Barie cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.
Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình...
(Trích Những ngôi sao xa xôi , Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)
Đề 1: Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba nhân vật yêu nước ở trên. Từ đó liên hệ đến một tác phẩm khác hoặc thưc tế cuộc sống để làm nổi bật nội dung mà em lựa chọn.
Đề 2: Từ những gợi ý trên và trải nghiệm trong quá trình đọc văn , em hãy viết một bài văn với nhan đề : Mỗi tác phẩm giá trị mang theo một bài học về tình yêu nước
phân tích số phận Thúy Kiều - nhân vật chính truyện Kiều của Nguyễn Du để chứng tỏ đời nàng là 1 cung gió thảm mưa sầu
phân tích số phận Thúy Kiều - nhân vật chính truyện Kiều của Nguyễn Du để chứng tỏ đời nàng là 1 cung gió thảm mưa sầu .
e hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 1/2 trang giấy ) về ý kiến sau:tác phẩm nghệ thuật làm phong phú tâm hồn con người
phân tích và so sánh giữa hai tác phẩm của bài làng và chiếc lược ngà