số phận nghèo khổ nhưng trong họ vẫn ánh lên phẩm chất tốt đẹp đáng quý như lòng tự trọng tình yêu thương người thân và sức sống mãnh liệt đáng quý
Nhà văn Nam Cao chính là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất viết về số phận những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Những tác phẩm nổi bật của ông là: truyện ngắn Chí Phèo, truyện ngắn Đời thừa, truyện ngắn Đôi mắt, truyện ngắn Lão Hạc,...Truyện ngắn Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân của Nam Cao, được đăng báo lần đầu năm 1943. Cùng chủ đề viết về người nông dân với Nam Cao, còn có nhà văn Ngô Tất Tố với truyện ngắn Tắt đèn. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đời sống người nông dân sau cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Ở trong cả hai tác phẩm, nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng sâu sắc về số phận khổ sở của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Đầu tiên, số phận của những người nông dân như chị Dậu và lão Hạc đều gồm: số phận nghèo khổ, bế tắc mòn mỏi trong xã hội cũ. Lão Hạc vì không có tiền mà không cưới được vợ cho con trai. Chẳng những thế, vì nghèo khổ mà lão Hạc đã phải đưa ra quyết định để dành tiền và mảnh đất đưa hết cho ông giáo lo ma chay cho mình và trông nom cho đến khi con trai lão trở về. Cuối cùng, sau bao tháng ngày nghèo khổ phải ăn củ rong, củ dáy, lão Hạc đã chọn đến cái chết. Cái chết của lão chính là để bảo toàn tài sản cho con trai chưa trở về của mình. Còn chị Dậu, cũng phải chịu cảnh đói kém mà còn nặng sưu thuế khổ sở vô cùng. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Thứ hai, ở lão Hạc và chị Dậu, chúng ta còn thấy được sự bế tắc trong cuộc sống của họ. Cái chết của lão Hạc chính là cái chết của sự bế tắc từ đói khổ, từ sự trừng phạt lương tâm mà lão dành cho mình. Hành động bán con, hay dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ cũng chính là hành động của sự bế tắc bị dồn đến đường cùng của chị Dậu.
Về những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân, người đọc thấy được những phẩm chất chung ở hai nhân vật đó là: giàu tình yêu thương. Ở lão Hạc, vì yêu thương con mà lão Hạc đã dồn hết tình yêu thương lên kỷ vật của con trai là cậu Vàng. Đồng thời, cũng vì yêu thương cậu Vàng, lão Hạc đã cảm thấy đau đớn tột cùng khi phải bán nó đi. Tình yêu thương dành cho con trai, dành cho cậu Vàng của lão Hạc đều được biểu hiện bằng việc lo liệu bảo toàn tài sản cho con trai và chọn cái chết của lão Hạc. Còn ở chị Dậu, vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc.
Tóm lại, giá trị hiện thực của hai tác phẩm được biểu hiện bằng số phận khổ sở của những người nông dân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn của những người nông dân.