-Qua việc thống kê các loài chim được miêu tả trong văn bản này, ta thấy tác giả tả các loài chim theo trình tự: lả các loài chim hiền trước rồi sau đó mới nói đến những loài chim dữ.
-Từ khung cảnh làng quê, tác giả nói về hoa, về ong, về bướm rồi chuyển sang nói về chim. Đềchuyển ý, tác giả cho tiếng chim bồ các vang lên Đềđưa người đọc vào thế giới loài chim. Đây là cách dẫn dắt rất khéo léo, tự nhiên và hợp lí. )
- Phải là người sinh ra và lớn lên ở nông thôn, rất yêu thích các loài chim và được nghe kể rất nhiều về chúng, đặc biệt là phải bỏ công theo dõi và quan sát chúng, tác giả mới có thể viết về chúng tỉ mỉ đến như vậy. Tài quan sát của tác giả thể hiện ở chỗ không chỉ tả đúng về bề ngoài như hình dáng, màu lông... mà còn biết rõ các đặc tính của từng loài chim như cách kiếm ăn, cách chiến đấu với kẻ thù...
- Việc miêu tả tỉ mỉ cây lá, hoa trái và các loài chim thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết với làng xóm, ruộng vườn của tác giả. Tác giả đã thực sự hoà mình vào cuộc sống thanh bình và tươi đẹp của quê hương.
- Bằng sự quan sát tinh tế kết hợp với suy nghĩ hồn nhiên của trẻ thơ, Duy Khán đã đem đến cho người đọc một bức tranh kì thú của làng quê, “lao xao” âm thanh và đầy ắp những cảnh vật gần gũi, thân thương. Điều này chỉ có được khi nhà văn gắn bó máu thịt và yêu say đắm cảnh sắc thiên nhiên của quê hương. )