Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran anh duong

quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết câu nói những câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Bùi Trần Thanh Hương
19 tháng 4 2018 lúc 20:39

Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu lỗi câu sai này có thể quy về hai biểu hiện chính :

(1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)

(2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).

Ví dụ :

(a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ(BVHS).

(b) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân(BVHS).

(c) Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).

(d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều ! (N.K.T - MÐLNNM).

(e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).

Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng của câu (b) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu (c) gồm một giới ngữ, có chức năng như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.

Kim Tuyến
19 tháng 4 2018 lúc 20:45

Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu lỗi câu sai này có thể quy về hai biểu hiện chính :

(1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)

(2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).

Ví dụ :

(a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ(BVHS).

(b) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân(BVHS).

(c) Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).

(d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều ! (N.K.T - MÐLNNM).

(e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).

Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng của câu (b) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu (c) gồm một giới ngữ, có chức năng như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.


Các câu hỏi tương tự
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
ánh nguyệt nguyễn vũ
Xem chi tiết
hồ thị anh thư
Xem chi tiết
tran manh tuong
Xem chi tiết
Hậu Lê
Xem chi tiết
Hoàng Xuân Mai
Xem chi tiết
hồ thị anh thư
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
thuy nguyen thi
Xem chi tiết