Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông .Bản thân em đã có những việc làm nào gắn học với hành ? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng như thế nào đối với quá trình học tập của em ?
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: " Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông, thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì là lí luận mù quáng. "
Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy, ...
a) Việc làm này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức ? Vì sao ?
b) Hãy lấy 2 ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức mà em vừa tìm được.
Giúp em câu này với ạ.
Tìm hiểu các vấn đề hiện nay trong thực tiễn đòi hỏi con người cần phải tìm cách giải quyết? Qua đó em thấy được vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức trong các trường hợp nói trên. Giúp em với ạ em cảm ơn
Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:
- Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.
Hằng liền bĩu môi:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Ai giúp giải thích câu nói “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” chi tiết được không ạ?
Câu 39: Trong các câu dưới đây, câu nào là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức.
C. Thực tiễn là cái đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chí của nhận thức.
Câu 42: Chỉ có đem những tri thức thu được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá đươc tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Câu 50: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.