Bài 14. Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Qua câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", em có suy nghĩ gì về vai trò của học sinh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

datcoder
31 tháng 3 lúc 12:29

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh nếu một dân tộc dốt thì dân tộc đó hay đất nước đó không thể phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thành quan điểm: dốt cũng là một thứ giặc; thói quen, tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi đề cập đến những nhiệm vụ cấp bách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu vần đề, trong đó có: "Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và khẳng định, thanh niên trong đó có học sinh là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Nhận thức được điều này, thế hệ học sinh Việt Nam cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước. Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng tiếp thu kiến thức, các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.