Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân, làm cho cơ đồ của họ Trịnh lung lay.
1. Tình hình chính trị.
Chính quyền phong kiến:
- Mục nát đến cực độ ( vua Lê chỉ là bù nhìn ,phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân ) .
- Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp , đời sống nhân dân cực khổ .
Nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 - Sơn Tây
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh - Nghệ.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa của Quân He Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn , lên Kinh Bắc , uy hiếp kinh thành Thăng Long , xuống Sơn Nam , Thanh Hóa , Nghệ An.
- Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam , Tây Bắc (1739-1769).
Địa bàn hoạt động rộng .
* Thất bại do :khởi nghĩa rời rạc , không liên kết thành phong trào rộng lớn .
* Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta.
- Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lây tận gốc rễ.
- Dọn đường cho Tây Sơn tiến ra Bắc.
Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài: Nêu được ý nghĩa của phong trào đối với việc góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Chúc bạn học tốt!