"tình huống truyện vừa tạo cho tác phẩm tính hấp dẫn, vừa góp phần làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm". Hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm vợ nhặt của kim lân và chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu.
Cảm nhận của e về nhân vật Tràng. từ hình ảnh hiện lên trong đầu Tràng, liên hệ kết thúc hình ảnh thoáng hiện trong đầu Thị Nở
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
từ truyện ngắn những ngôi sao xa xôi đã học biết 7 đên 10 câu trình bày suyy nghỉ xủa em về thế hệ tre cống cứu mỹ
maiii thii rồi
Mọi người giúp mình với ạ, mình xin đa tạ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng: "cuộc đời giống như một cuộc chạy đua 100 mét, thua ở vạch xuất phát coi như hết hy vọng", vậy nên họ mới nghĩ rằng không được thua ở vạch xuất phát.
Nhưng thực ra cuộc đời rất dài, nó là một cuộc chạy đua đường dài đầy thử thách ý chí và nghị lực. Sẽ có rất nhiều thử thách về tâm sinh lý, những người chạy được đến đích cuối cùng thường không phải là những người thừa thắng xông lên ngay từ đầu, cũng không phải là những người nhìn trước ngó sau chỉ quan tâm tới đối thủ. Mà ngược lại những người giành chiến thắng sẽ luôn là những người biết quan tâm tới bước chân, nhịp thở cũng như tốc độ tiến bước của mình.
Con người dù có tiền hay không, tướng mạo xấu đẹp, tài năng cao thấp cũng đều phải trải qua khó khăn, thử thách, thăng trầm. Ai cũng sẽ gặp được những cơ hội, đường đi thuộc về mình. Thực ra thế giới này không hề thiên vị bất cứ ai, mọi thứ đều rất công bằng.
Nếu cuộc đời cho bạn quả chanh, vậy thì bạn hãy làm nước chanh ép. Hành trình đường đi của mỗi người đều không giống nhau, mỗi người một vẻ, không cần ai phải ngưỡng mộ ai. Hãy trân trọng tất cả những gì mình có, là một người lương thiện vui vẻ hơn rất nhiều so với một người hay phẫn nộ oán thán.
Đừng chỉ vì sự ổn định nhất thời mà không dám dang rộng đôi cánh bay cao và bay xa. Đừng tham những đồng tiền chớp nhoáng mà bỏ lỡ cơ hội trưởng thành, bước đi trên một con đường gian khổ chắc chắn sẽ khiến bạn trở thành một con người kiên cường và nghị lực hơn rất nhiều.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Các hình ảnh “cuộc chạy đua 100 mét”, “cuộc chạy đua đường dài” trong văn bản được sử dụng để nói lên điều gì? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “những người giành chiến thắng sẽ luôn là những người biết quan tâm tới bước chân, nhịp thở cũng như tốc độ tiến bước của mình”? (0.75 điểm)
Câu 4. Nêu ngắn gọn những suy nghĩ của anh/chị về thông điệp: “Ai cũng sẽ gặp được những cơ hội, đường đi thuộc về mình”. (1.0 điểm)
những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và kí?Những tác phẩm truyện và kí đã học để lại cho em cảm nhận j về đất nước
Phần I: Đọc - hiểu.
Đọc đoạn trích sau
Có mấy ai nhận ra ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đẽn cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Rồi trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
Câu 2: Xác định và nêu hiểu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn văn: "Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?".
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: "Khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống" không? Vì sao? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu).
Phần II: Làm văn.
Câu 4: Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: "Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn".
Câu 5: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người Vợ Nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ Văn 12 tập 2 NXB Giáo Dục 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11 tập 1 NXB Giáo Dục).
Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ Nhặt - Kim Lân), Ngữ Văn lớp 12 tập 1 NXB Giáo Dục 2016. Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) Ngữ Văn lớp 11 tập 1 NXB Giáo dục 2016. Từ đó so sánh tư tưởng nhân đạo giữa hai tác giả
Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ Nhặt - Kim Lân), Ngữ Văn lớp 12 tập 1 NXB Giáo Dục 2016. Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) Ngữ Văn lớp 11 tập 1 NXB Giáo dục 2016. Từ đó so sánh tư tưởng nhân đạo giữa hai tác giả