Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Trang

phân tích và nhận xét về nội dung hiệp ước Hác măng (1883) và pa tơ nốt (1884)mà triều đình Huế đã kí với thực dân pháp

Thảo Phương
25 tháng 5 2020 lúc 18:36

- Chiều 18 - 8 - 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 - 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này.

- Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì)

* Nội dung Hiệp ước Hác – măng:

- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

- Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên...

* Hiệp ước Pa-tơ-nốt:

- Ngày 6 - 6 -1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với nội dung không khác là mấy so với Hiệp ước Hác-măng, chỉ là thực dân Pháp bổ sung một số điều khoản để làm yên lòng dân.

=> - Các hiệp ước Hác măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) vi phạm trắng trợn độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.

- Về căn bản nước ta mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc.

- Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng thàng Tám năm 1945


Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Khương Trương
Xem chi tiết
jihun
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
nguyen nam
Xem chi tiết
Monkey D Luffy
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Thu
Xem chi tiết