Minh Huệ - một nhà thơ không nổi tiếng lắm nhưng khi nhắc tới Ông là người ta lại nhớ đến bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” kể về câu chuyện anh chiến sĩ một đêm bên Bác. Và có đoạn thơ làm em thích nhất:
“ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.”
Đêm đó là một đêm mưa gió lạnh, từng đợt gió thổi vào căn lều đơn sơ các chiến sĩ dựng tạm giữa rừng, rất sơ sài. Các chú bộ đội nằm trong phải rải lá cây làm chiếu, mánh áo đắp làm chăn, thật lạnh.
“ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, tác giả đã cho ta cảm nhận được tình cảm của Bác đối với các anh bộ đội qua từ “ Người Cha”. Bác giống như người Cha già chăm lo cho đàn con nhỏ: sợ các con rét, “ người Cha” này đã đốt lên ngọn lửa mong các con có thêm hơi ấm.
“ Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một”
Không những đốt lửa cho các con mà Bác còn đi dém chăn cho từng người một. Để các chiến sĩ ngủ ngon giấc, quên đi cái giá rét ngoài lều, có sức khỏe để tiếp tục chiến đấu. Bác coi trọng giấc ngủ của mọi người như thế, thật ân cần và chu đáo biết bao. Đọc xong bốn câu thơ trên, em càng cảm nhận rõ tình yêu thương, sự chăm lo của Bác đối với những anhh bộ đội Cụ Hồ.
Biện phấp tu từ ẩn dụ
Tác dụng: giúp mọi người cảm nhận được tình yêu thương bao là của Bác đồng thời thể hiện sự kính tượng của anh đội viên đối với Bác