+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)
- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
+ Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài.
+ So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”; tình cảm chan chứa trong cái “ôm ấp” của dải sương hồng, vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.
=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà.
Theo mình văn là một môn học không máy móc . Chúng ta có thể hiểu đơn giản :
+ câu so sánh trong bài là : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
+ câu nhân hóa trong bài là : Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.
Tác dụng của biện pháp so sánh và nhan hóa trong hai câu thơ là làm cho hình ảnh thêm sinh động hơn , biến chúng thành những vật thể sống như con người hay động vật . Như câu đầu để nói lên tình cảm giữa cành cây và những giọt sương . Chúng được nhân hóa lên để có được đức tính của những loài sinh vật . Những tia nắng .... làm tia nắng ở đây trở nên gần gũi và toát lên hình ảnh của trẻ thơ
=> qua đây ta biết được thiên nhiên rất đệp . Cảnh vật rực rỡ , sinh động , hấp dẫn