- Nghề cá
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa.
+ Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẩng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...
- Dịch vụ hàng hải: có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:
+ Thềm lục địa có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
+ Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc - Nam), tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng. Nâng cao vai trò là cầu nối của vùng.
- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
- Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.