Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Ánh

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ Qua đèo ngang,m.n giúp em với mai em kiểm tra rồi

Đỗ Thị Hoài Đông
11 tháng 11 2018 lúc 17:02

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đậm chất trữ tình là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả, tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Để giãi bày lòng mình qua âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình.


Các câu hỏi tương tự
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Trần Trà Giang
Xem chi tiết
Cục Cứt Mong Manh
Xem chi tiết
Linh Trần Diệu
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết