* Những nét nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
-ẩn dụ: mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênhm trôi nổi, bị phụ thuộc trong tay kẻ khác
-sử dụng thành ngữ"bảy nổi ba chìm" để nói về cuộc đời đầy long đong lận đận, lên thác xuống ghềnh của những kiếp hồng nhan bạc phận xưa
-điệp từ "vừa" trong câu "thân em vừa trắng lại vừa trong" nhằm nhấn mạnh cái tài, cái sắc của người phụ nữ xưa
Bài thơ độc đáo trước hết bởi nội dung, tác giả vịnh một sự vật bình thường chứ không phải một sự vật có tính chất cao quý theo quan niệm của thơ ca cổ. Bài thơ viết về một món ăn quen thuộc, dân dã của đời sống dân gian - đó là món bánh trôi, thứ bánh được làm từ bột gạo nếp, nhân bánh bằng đường phên cắt nhỏ, thường làm vào ngày 3-3 âm lịch để cúng. Có lẽ, Hồ Xuân Hương là thi sĩ đầu tiên của văn học Việt Nam đã mạnh dạn, táo bạo đưa một món ăn dân dã, truyền thống của dân tộc làm đề tài trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, tính độc đáo có giá trị nhất của bài thơ lại ở ý nghĩa ẩn dụ của nó. Đề tài bánh trôi nước chỉ là lớp nghĩa bên ngoài. Ẩn sau lớp nghĩa đó là một tầng nghĩa mang giá trị nhân đạo sâu xa: Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời tố cáo, lên án chế độ phong kiến đã đối xử bất công với họ. Vì vậy, giống như một số bài thơ thuộc đề tài ngâm vịnh sự vật khác của Hồ Xuân Hương, bài thơ có hai đề tài và chứa đựng hai lớp nghĩa, mà hiểu theo lớp nghĩa nào bài thơ cũng chứa đựng những giá trị đặc sắc.
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:
-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.
-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.
– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.
=> Bài thơ của tác giả nói về bánh trôi nước, món ăn dân tộc quen thuộc và gần gũi với dân gian, bài thơ được kể bằng một thứ ngôn ngữ bình dị. “Bánh trôi nước” được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đa nghĩa giàu bản sắc Hồ Xuân Hương. Bài thơ Bánh trôi nước còn biểu lộ niềm cảm thông với thân phận của những người phụ nữ xưa và niềm tự hào về những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, bài thơ mang lại giá trị nhân bản đặc sắc.