Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.
Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.
Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.
Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.
Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.
Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.
Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".
Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.
Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.
Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".
Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.
Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ dẹp tự nhiên của người phụ nữ .Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.
Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".
Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.
Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.
Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.
xã hội việt nam ngày xưa còn rất nghèo khó có rất nhiều người phải chịu cảnh cực khổ,và vẫn còn những luật lệ hà khắc đối với người quả phụ và tìm miếng ăn cũng rất khó.nhưng người nông dân bao giờ cũng phải chịu cảnh sống rất khổ cực,và bị thực dân pháp đánh đập mà không có ai đứng ra bảo vệ.chúng bóc lột nhân dân ta.chúng ép buộc nhân dân ta phải dẫn đến con đường là chết
Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình"
Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo qua 3 đoạn trích học trong SGK Ngữ văn 8: “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”.
1/ Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội.
a/ Đồng cảm với những người nông dân.
+ Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề.
* “ Tắt đèn” xoáy sâu vào nạn thuế thân- một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến:
- Làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng trong hhững ngày sưu thuế.
- Gia đình chị Dậu điều đứng vì thuế, phải nộp cả thuế cho đứa em đã chêt.
* Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân trong vụ sưu thuế.
=> Làng Đông Xá là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nói riêng, “Tắt đèn” nói chung đã lên tiếng tố cáo gay gắt chính sách thuế má vô nhân đạo, sự đối xử tàn nhẫn của chế độ Thực dân phong kiến đối với người nông dân.
+ Đồng cảm với người nông dân cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến đến cái chết để tự giải thoát.
- Lão Hạc một đời nghèo khổ: Không có tiền lấy vợ cho con, sống cô quạnh trong nỗi dằn vặt; đói khát vì không có việc làm, ốm đau bệnh tật, thóc cao gạo kém, phải đành lòng bán chó, ăn củ chuối, sung luộc, bữa ốc bữa trai, tự tử bằng bả chó…
- Truyện ngắn “ Lão Hạc” mang đến cho người đọc nỗi buồn, nỗi xót xa trước số phận của người nông dân bần cùng không lối thoát.
+ Đồng cảm với người nông dân bị đày đoạ bởi những hủ tục phong kiến.
- Anh con trai lão Hạc và người con gái không lấy được nhau vì hủ tục cưới xin nặng nề.
+ Đồng cảm với những người dân bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị.
- Chị Dậu bị vợ chồng Nghị Quế ăn bớt tiền bán con.
- ***** Nuôi bị tên quan phủ ăn chặn đồng hào đôi.
=>Người dân luôn bị những “ bóng ma” rình rập xung quanh để bóc lột, bóp nặn…
+ Đồng cảm với người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng, bị lưu manh hoá, mất nhân cách.
- Binh Tư sống bằng nghề ăn trộm…
- Các nhân vật trong truyện của Nam Cao : bà lão chết no, anh cu Lộ, Chí Phèo…
=>Tất cả họ đã hợp thành một thế giới những người nông dân nghèo khổ bất hạnh được các nhà văn hiện thực xây dựng với lòng đồng cảm sâu sắc.
b/ Đồng cảm với những người phụ nữ:
Nguyên Hồng đã viết về người phụ nữ với tấm lòng thương cảm thiết tha…Người mẹ bé Hồnglà nhân vật tiêu biểu cho những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.
- Đồng cảm với những số phận trẻ em:
+ Chú bé Hồng mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng…
+ Cái Tí phải lìa xa bố mẹ, các em đem thân đi làm con ở…
Đồng cảm với những người trí thức nghèo.+ Những nhân vật Điền, Hộ, Thứ, Du, “ hắn” “ tôi”… trong tuyện của Nam Cao vốn có khát vọng sống đẹp , nhưng vì phải lo miếng cơm manh áo nên hoài bão tiêu tan…
+ Ông giáo ( Lão Hạc) phải bỏ về quê sống bám vợ, phải bán dần những quyển sách để trang trải cuộc sống…
=> Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ. Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là những lời tố khổ muôn đời cho những người
2. Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.
a/ Vẻ đẹp của sự lương thiện, nhân hậu giàu lòng tự trọng.
-Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, nhân hậu và tự trọng…
b/ Vẻ đẹp của lòng yêu thương và đức hi sinh:
- Lão Hạc yêu thương con tha thiết, cả đời lão sống vì con và chết vì con…
- Người mẹ và bé Hồng ( Trong lòng mẹ) có tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.
- Ngoài ra còn tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ đáng trân trọng: ông giáo đối với lão Hạc, bà láng giềng với gia đình chị Dậu…
c/ Vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:
Chị Dậu là điển hình cảu con người bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh quyết liệt….=> Các nhà văn đã “cố tìm mà hiểu” những con người “ ở xung quanh ta” , nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khổ. Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, lão Hạc lương thiện, giàu lòng tự trọng, yêu con tha thiết, Chí Phèo quỷ dữ nhưng vẫ tiềm ẩn bên trong là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng thương yêu mẹ đến mãnh liệt…Đó là những nhân vật mang vẻ đẹp bản chất của con người Việt Nam tự ngàn đời.
IV/ Kết luận.
- Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía “ những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”, tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời của bao người bị áp bức, đồng thời khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất không gì có thể làm mất đi ở chính những con người đau khổ ấy. Đó chính là chiều sâu nhân đạo cảu các tác phẩm văn chương chân chính.
- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 có giá trị nhân đạo lớn lao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học dân tộc.
Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".
Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.
Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ dẹp tự nhiên của người phụ nữ .Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.
Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".
Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.
Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.
Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.