Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
☞Cʉ★Kɧáɳɧ

Phân tích giá trị của từ láy trong các đoạn thơ sau ( viết thành đoạn văn)

a) Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

b) Thổn thức cả nỗi lòng

Thầm thì anh hỏi nhỏ

Bác ơi! Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không?

c) Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Vũ Minh Tuấn
24 tháng 11 2019 lúc 11:20

a)

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Câu thơ tả cảnh chân thực khi Bà Huyện Thanh Quan đứng trên cao nhìn xuống, cảnh vật thu vào tầm mắt bà lúc này là gì? Chú tiều dưới núi và ở bên sông có một cái chợ nhỏ, lác đác, hiu quạnh. Giọng thơ sao nghe buồn, từ láy bà dùng để miêu tả cảnh vật cũng có gì mang lại cho người đọc cảm giác quạnh hiu “lom khom, lác đác” Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối cùng với việc sử dụng từ láy có hiệu quả khắc hoạ cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những con người đã nhỏ, ở tư thế "lom khom" lại càng nhỏ bé hơn, lam lũ, tội nghiệp.. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà. Nghệ thuật dùng từ láy tượng thanh, đảo ngữ để diễn tả cuộc sống của con người thưa thớt, nhỏ nhoi. Hơn nữa bà còn sử dụng số từ “ vài-mấy” làm cho khung cảnh trở nên vắng vẻ.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mai
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Cao YenNhii
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
tran minh tam
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
nguyễn kim ngân
Xem chi tiết