Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” cụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.
Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Nhưng ngài lại chỉ vừa mới xuống tàu, mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ cơ. Như vậy có nghĩa là trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.
(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
b. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu-li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân dẫm đất lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lắng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!
(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu)
Biện pháp tu từ | Tác dụng |
Ông Va-ren hứa sẽ “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu; Chúng ta vẫn được phép tự hỏi; Cụ ấy vẫn bị giam trong tù | Thể hiện được sự nghi ngờ về tính chân thành và khả năng thực hiện của lời hứa. |
Ông Va-ren có trải nghiệm lần đầu tiên trong đời ở Đông Dương: huyền diệu, lộn xộn, nhốn nháo | Nhằm làm tăng cảm giác hỗn độn và không thường xuyên của tình huống, cảnh vật, đồng thời kích thích trí tò mò, hoài nghi và phấn khích trong trải nghiệm mới của Va-ren. |