Dựa vào trạng thái của mối hàn khi tiến hành nung nóng người ta chia các phương pháp hàn thành 3 nhóm hà nóng chảy và hàn áp lực và hàn nhiệt.
a. Hàn nóng chảyHàn hồ quang, hàn khí, hàn điện xỉ, hàn bằng tia điện tử, hàn bằng tia laze, hàn plasma,…
Khi hàn nóng chảy kim loại mép hàn được nung đến trạng thái nóng chảy kết hợp với kim loại bổ sung từ ngoài vào điền đầy khe hở giữa hai chi tiết hàn, sau đó đông đặc tạo ra mối hàn
Hàn tiếp xúc, hàn ma sát, hàn nổ, hàn siêu âm, hàn khí ép, hàn cao tần, hàn khuếch tán,…
Khi hàn bằng áp lực kim loại ở vùng mép hàn được nung nóng đến trạng thái dẻo sau đó hai chi tiết được ép lại với lực ép đủ lớn tạo ra mối hàn
Hàn nhiệt là sử dụng nhiệt của các phản ứng hóa học phát nhiệt để nung kim loại mép hàn đến trạng thái nóng chảy đồng thời kết hợp với lực ép để tạo ra mối hàn
2. Phân loại theo năng lượng sử dụngTheo năng lượng sử dụng người ta phân hàn kim loại thành hàn điện, hàn hóa hoạc và hàn cơ học
a. Hàn điệnHàn điện là phương pháp sử dụng điện năng biến thành nhiệt cung cấp cho quá trình nung nóng. Ví dụ: hàn hồ quang, hàn tiếp xúc…
b. Hàn hóa họcHàn hóa học là phương pháp sử dụng hóa năng (các phản ứng hóa học) biến thành nhiệt năng cung cấp cho quá trình hàn. Hàn khí, hàn nhiệt nhôm là dạng hàn hóa học.
c. Hàn cơ họcHàn cơ học là sử dụng cơ năng biến thành nhiệt để làm dẻo chỗ hàn như hàn ma sát, hàn nguội, hàn nổ…
3. Phân loại theo mức độ tự động hóaa. Hàn bằng tay
b. Hàn bán tự động
c. Hàn tự động