Trồng trọt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Khánh An

Phân bón là gì? Nêu tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng?

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 12 2016 lúc 23:01

* Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.

* Tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng là: Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

việt anh 123
1 tháng 12 2018 lúc 20:15
Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

Hay hiểu một cách đơn giản phân bón là những chất được sử dụng bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất.

Căn cứ vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia làm 2 loại chính: phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ.

Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng.

Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng ( ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng ( Fe, Cu, Mh, B, Mo…) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây.


Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đất quá trình sinh trưởng của cây trồng

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.

II.Vai trò của các chất đa, trung, vi lượng trong phân bón đối với cây trồng
Đối với chất đa lượng (N,P,K)

Chẳng hạn như đạm (N) là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây trồng, đạm làm tăng hàm lượng protein trong cây, ngoài ra là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ: axit nucleic, diệp lục tố.. Cây trồng cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, mỗi loại cây đều cần một lượng đạm khác nhau.

Tùy giai đoạn sinh trường, phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau. Đối với mỗi loại cây trồng thì yêu cầu lượng đạm khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu sinh trưởng cây cần đạm để phát triển rễ, thân lá.

Ở giai đoạn sau cây cần đạm để tạo nên các chất tích lũy trong quả, hạt. Ở trong giai đoạn cây kiến thiết hoặc kinh doanh, cây lâu năm sau mỗi vụ thu hoạch cần phục hồi thân, lá nên nhu cầu về đạm là rất cao.

Huỳnh Như Cát
11 tháng 12 2016 lúc 21:36

- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P) và kali (K).

- Tác dụng của phân bón là: tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản

Câu 1 mình chỉ có học là phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây thôi nhưng đọc thêm trong sách thấy như ri đúng hơn nên lấy. Tùy bạn thôi. ok

Trang Đoàn
18 tháng 2 2017 lúc 18:43

-Phân bón là "thức ăn " do con người bổ dung cho cây trồng.

- Tác dụng của phân bón đối với cây trồng :

+ Tăng độ phì nhiêu của đất , tăng năng suất cây trồng , tăng chất lượng nông sản.

Chúc bạn học tốt ok


Các câu hỏi tương tự
Vinh Hoàng
Xem chi tiết
Trương Thanh Hà Quỳnh Nh...
Xem chi tiết
Cẩm Vy
Xem chi tiết
ngọc vy tăng thị
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Chi
Xem chi tiết
Thu Hoài
Xem chi tiết
Minh khoi Nguyen
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết