- Lấy lần lượt mỗi chất một ít và đánh số thứ tự
- Sau đó cho các chất vào 5 ống nghiệm đựng nước cất và lắc đều
+ Nếu chất nào không tan trong nước thì đó là CaCO3
+ Những chất còn lại đều tan trong nước và tạo thành dung dịch
- Dùng mẩu giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch còn lại
+ Nếu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là P2O5
PTHH: P2O5 + 3H2O ----> 2H3PO4
+ Nếu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là CaO, Na2O
PTHH: CaO + H2O ----> Ca(OH)2
Na2O + H2O ----> 2NaOH
+ Ống nghiệm nào không làm quỳ tím chuyển màu thì đó là NaCl
- Dẫn lần lượt khí CO2 đi qua 2 dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
+ Nếu ống nghiệm nào bị vẩn đục thì đó là dd Ca(OH)2 => đó là CaO
PTHH: Ca(OH)2 + CO2 ----> CaCO3\(\downarrow\) + H2O
+ Còn lại là dung dịch NaOH => đó là Na2O
PTHH :2NaOH + CO2 ----> Na2CO3 + H2O
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự
- Lần lượt cho các mẫu thử vào nước :
+ Mẫu thử nào không tan trong nước là CaCO3
+ Mẫu thử nào tan trong nước tạo thành dung dịch là CaO , P2O5 , NaCl , và Na2O
- Nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch vừa tạo ra .
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch có mẫu thử ban đầu là CaO và Na2O
CaO + H2O \(\rightarrow\) Ca(OH)2
Na2O + H2O \(\rightarrow\) 2NaOH
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch có mẫu thử ban đầu là P2O5
P2O5 + 3H2O \(\rightarrow\) 2H3PO4
+ Dung dịch nào làm quỳ tím không đổi màu là dung dịch có mẫu thử ban đầu là NaCl
- Dẫn lần lượt khí CO2 qua hai dung dịch làm quỳ tím hóa xanh :
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ( mẫu thử ban đầu là CaO )
Ca(OH)2 + CO2 \(\rightarrow\) CaCO3\(\downarrow\) + H2O
+ Dung dịch nào không xuất hiện kết tủa là NaOH ( mẫu thử ban đầu là Na2O )
2NaOH + CO2 \(\rightarrow\) Na2CO3 + H2O
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
- Cho các mẫu thử trên tác dụng với nước. Mẫu thử nào:
+ Không tan trong nước là CaCO3
+ Còn lại là tan trong nước và tạo thành dung dịch
- Nhúng giấy quỳ tím vào các dung dịch vừa tạo thành. Dung dịch nào:
+ Làm giấy quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H3PO4 nên chất rắn ban đầu là P2O5
PT: P2O5 + 3H2O ------> 2H3PO4
+ Làm giấy quỳ tím không đổi màu là dung dịch NaCl, suy ra chất rắn ban đầu là NaCl
+ Làm giấy quỳ tím hóa xanh là dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH, nên chất rắn ban đầu lần lượt là CaO và Na2O
PT: CaO + H2O-------> Ca(OH)2
Na2O + H2O --------> 2NaOH
- Lần lượt sục khí CO2 vào hai dung dịch Ca(OH)2 và NaOH. Dung dịch nào:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Ca(OH)2 do đó chất rắn ban đầu là CaO
PT: Ca(OH)2 + CO2 ------> CaCO3\(\downarrow\) + H2O
+ Không xuất hiện kết tủa là NaOH, do đó chất rắn ban đầu là Na2O
PT: 2NaOH + CO2 ------> Na2CO3 + H2O
- Trích với lượng nhỏ mỗi chất.
- Cho nước lần lượt vào các mẫu thử, quan sát hiện tượng, ta thấy:
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Na2O + H2O -> 2NaOH
+) Nếu dd nào có các mẫu thử chưa tan hết hoặc không tan thì đó là các dd CaCO3 (vì CaCO3 không tan) , dd Ca(OH)2 (vì CaO ít tan) => Lô A
+) Các dd NaCl, H3PO4, NaOH tan hoàn toàn trong nước => Lô B
Nhận biết lô A (lô gồm các dd ít tan, ko tan) | Nhận biết lô B (lô gồm các dd tan hoàn toàn) |
- Dùng quý tím để thử, quan sát hiện tượng: + Nếu quỳ tím hóa xanh thì đó là dd bazơ (dd Ca(OH)2)=> Nhận biết CaO. + Nếu quỳ tím không chuyển màu nhận biết CaCO3 |
- Cũng dùng quỳ tím để thử các dd lô B, quan sát hiện tượng: + Nếu quỳ tím hóa xanh nhận biết dd bazơ (NaOH)=> Nhận biết Na2O + Nếu quỳ tím hóa đỏ thì nhận biết dd axit (H3PO4) => Nhận biết P2O5 + Nếu quỳ tím không đổi màu thì đó là dd NaCl => Nhận biết NaCl. |