Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Anh

Phải bán chó Lão Hạc ầng ậng nước mắt rồi huhu khóc . Ông giáo hì muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc . So sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này ?

Anh Nguyen
9 tháng 10 2017 lúc 20:19

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Hoàng Thúy An
7 tháng 10 2017 lúc 21:07

- Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[...] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao? - Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ — nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cung là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.

Thien Tu Borum
7 tháng 10 2017 lúc 21:08

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[...] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao? - Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ — nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cung là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.

Thien Tu Borum
7 tháng 10 2017 lúc 21:09

- Tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. 

- Ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao?

- Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ - nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại.

- Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Sam
Xem chi tiết
ĐINH TRIỆU NHẬT PHONG
Xem chi tiết
?????????
Xem chi tiết
Phi Nhật
Xem chi tiết
abc123
Xem chi tiết
☁ Mây ☁
Xem chi tiết