Ở đậu hà lan, hoa tím trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Cho cây bố mẹ thuần chủng (P1) hoa tím, hạt nhăn lai với (P2) hoa trắng, hạt trơn thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được các cá thể F2. Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ cá thể mang kiểu gene đồng hợp ở F2.
- Quy ước gene: A quy định hoa tím >> a quy định hoa trắng; B quy định hạt trơn >> b quy định hạt nhăn.
- Xác định kiểu gene của P: P1 là cây hoa tím, hạt nhăn thuần chủng → Kiểu gene của P1 là AAbb; P2 là cây hoa trắng, hạt trơn thuần chủng → Kiểu gene của P2 là aaBB.
- Ta có sơ đồ phép lai:
Ptc: AAbb (hoa tím, hạt nhăn) × aaBB (hoa trắng, hạt trơn)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% hoa tím, hạt trơn)
F1 tự thụ phấn: AaBb (hoa tím, hạt trơn) × AaBb (hoa tím, hạt trơn)
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
+ Tỉ lệ kiểu gene: 1/16 AABB : 2/16 AaBB : 2/16 AABb : 4/16 AaBb : 1/16 AAbb
: 2/16 Aabb : 1/16 aaBB : 2/16 aaBb : 1/16 aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 9/16 hoa tím, hạt trơn : 3/16 hoa tím, hạt nhăn
: 3/16 hoa trắng, hạt trơn : 1/16 hoa trắng, hạt nhăn
- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gene đồng hợp ở F2 là:
1/16 AABB + 1/16 AAbb + 1/16 aaBB + 1/16 aabb = 4/16 = 1/4.