Ở 1 loài trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tạo 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa là 32.Biết rằng không xảy ra đột biến .
1.Xác định bôn NST 2n của loài?
2.Tại vùng sinh sản của ống sinh dục của 1 các thể đực thuộc loài nói trên có 1 số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần.Có 87,5% số tế bào con được tạo ra được chuyển sang vùng chín đẻ trở thành tế bào sinh tinh.Trong số các tinh trùng được tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5 % số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo được tổng số hợp tử là 168 hợp tử.Tính số tế bào sinh dục sơ khai đã phát sinh ra số tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó (bao gồm nguyên phân,giảm phân)
1. Số loại giao tử được tạo ra khi có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng là 2^(n+1).
Ta có: 2^(n+1) = 32 --> n = 4 --> 2n = 8.
Vậy loài đó là ruồi giấm.
a. Gọi a là số tinh trùng tạo ra (số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2)
Ta có: 25% a/2 + 12,5%a/2 = 168. --> a = 896 tinh trùng.
Số té bào con được tạo ra chuyển sang vùng chín là: a/4 = 224 tế bào con.
Số tế bào con thật sự tạo ra là: 224.100/87,5 = 256 tế bào.
Một số tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân 5 lần tạo ra 256 tế bào con --> Số tế bào SD đực sơ khai là: 256 : 2^5 = 8.
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử là:
(2^(5+1) -1).a.2n = 4032
b. Số tế bào sinh trứng = số trứng = 224.
Gọi x là số lần nguyên phân của 14 tế bào sinh dục cái sơ khai. Ta có: 14.2^x = 224 --> x = 4.
Vậy số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái là 4