Văn bản ngữ văn 8

Bùi Thị Phương

Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

-Sao cô biết mợ con có con?

Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che... Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quáết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.

Đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng trích hồi kí Những ngày thơ ấu đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một cách cảm động. Em hãy nêu cảm nhận về đoạn trích trên.

Quỳnh Nhi
20 tháng 3 2018 lúc 20:00

Những ngày thơ ấu là một tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Tình thương mẹ thể hiện rõ trong tác phẩm đúng như nhận định trên.

Điều đó trước hết phải được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đối với người cô xấu bụng, luôn chia cách tình mẹ con của Hồng.

Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha chết, mẹ cùng quẫn quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Hồng sống nhờ vào các bà cô, thực chất là sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng giàu có. Hồng nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô:

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương đã bao phủ làm Hồng phải khóc thầm, Hồng cảm thấy tủi thân và muốn trả lời có. Nhưng khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và cái cười “rất kích” của cô, Hồng biết cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, do đó thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm cúi đầu không đáp; sau đó Hồng nở nụ cười chua xót.

Hồng nghĩ: mẹ mình có tội tình gì mà các cô khinh miệt làm vậy? Một người đàn bà phải lấy người chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần nên phải rời bỏ con cái, đi tha phương cầu thực... Đó là một cái tội ư? Mặc dù đã gần một năm nay mẹ Hồng không có một lá thư, một lời nhắn hỏi hay một đồng quà gửi về, nhưng Hồng vẫn thương mẹ vô cùng. Mẹ Hồng vốn là người rất tình cảm, rất thương con.
Nhất định Hồng không để cho ai xúi bẩy hoặc làm mất đi tình cảm yêu mến giữa mẹ con Hồng. Nghĩ vậy, Hồng từ chối lời khuyên của cô:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!

Hồng im lặng cúi đầu xuống đất, lòng càng thắt lại, khóe mắt đã cay. Người cô lại vỗ vai Hồng cười và nói rằng:

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nghe hai tiếng “em bé” mà bà cô ngân dài ra thật ngọt thật rõ, Hồng cảm thấy những âm thanh ấy xoáy chặt lấy tâm can. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên đó là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.

Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là giọt nước mắt của tình thương... Sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...

Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Mai Trương
Xem chi tiết
hoàng hải anh
Xem chi tiết
neji
Xem chi tiết
neji
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
____|____Buông____|_____
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết