Bài 9: Công thức hóa học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Nữ Trà My

Nung hoàn toàn 15,15g chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 l khí O2 (đktc). Trong hợp chất B có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố 37,65%O, 16,47%N, còn lại là K. Xác định CTHH của A và B ( Biết CT đơn giản nhất chính là CTHH của A, B)

Mai Thành Đạt
27 tháng 5 2017 lúc 21:53

* hợp chất B

%K=100-(37,65+16,47)=45,88%

Đặt Cthh là \(K_xN_yO_z\)

\(x:y:z=\dfrac{45,88}{39}:\dfrac{16,47}{14}:\dfrac{37,65}{16}=1:1:2\)

Cthh là KNO2

Trong A gồm các nguyên tố K,N và O

nO2=1,68/22,4=0,075 mol=> mO2=0,075.32=2,4 gam

\(A-t^o->KNO_2+O_2\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

=> mKNO2=12,75 mol => mKNO2=0,15 mol

=> Trong A có chứa 0,15 mol K,0,15 mol N và còn lại là O

mO trong A: 15,15-39.0,15-14.0,15=7,2 gam => nO=0,45 mol

Đặt Cthh của A là KaNbOc

\(a:b:c=0,15:0,15:0,45=1:1:3\)

=> CTHH của A là KNO3

Trần Băng Băng
27 tháng 5 2017 lúc 21:54

PTHH: A --to--> B + O2

- Gọi CTHH của B có dạng : \(K_xN_yO_z\) (K, N, O \(\ne\)0)

=> %K = 100% - %O - %N = 100% - 37,65% - 16,47% = 45,88%

=> \(x:y:z=\dfrac{45,88\%}{39}:\dfrac{16,47\%}{14}:\dfrac{37,65\%}{16}=1:1:2\)

=> CTHH của B là: KNO2

n\(O_2\)= \(\dfrac{1,68}{22,4}\)= 0,075 (mol)

=> m\(O_2\)= 0,075.32 = 2,4 (gam)

=> mB = mA - m\(O_2\)= 15,15 - 2,4 = 12,75 (g)

=> mB = m\(KNO_2\)=12,75 (g)

=> n\(KNO_2\) = \(\dfrac{12,75}{85}=0,15\left(mol\right)\)

Từ trên suy ra trong hợp chất A chứa K, N, O

- Gọi CTHH của A là KaNbOt (a, b, t \(\ne\) 0)

Theo bài ra: n\(K\left(trongA\right)\)= n\(K\left(hcKNO_2\right)\)= 0,15 (mol)

=> n\(N\left(A\right)\)= n\(N\left(hcKNO_2\right)\) = 0,15 (mol)

=> \(n_{O\left(A\right)}=n_{O\left(hcKNO_2\right)}+n_{O\left(O_2\right)}\) = 2. 0,15 + 2. 0,075 = 0,45 (mol)

=> a : b: t = \(n_K:n_N:n_O\) = 0,15 :0,15: 0,45 = 1:1:3

=> CTHH của A là KNO3

Như Khương Nguyễn
27 tháng 5 2017 lúc 21:55

\(n_{O_2}=0,075mol\)

\(\rightarrow m_{O_2}0,075.32=2,4g\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

\(m_B=15,15-2,4=12,75g\)

Ta có \(\%0=37,65\%;\%N=16,47\%\rightarrow\%K=45,88\%\)

\(\Rightarrow m_O=\dfrac{37,65}{100}.12.75=4,8g\)

\(m_K=\dfrac{45,88}{100}.12,75\approx5,85g\)

\(m_N=\dfrac{16,47}{100}.12,75\approx2,1g\)

\(\Rightarrow m_O=\dfrac{37,65}{100}.12.75=4,8g\)

Khi đó : \(n_K:n_N:n_O=\dfrac{4,8}{16}:\dfrac{2,1}{14}:\dfrac{5,85}{39}=1:1:2\)

Vì công thức đơn giản nhất chính là CTHH nên ta có CTHH của B là\(KNO_2\)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố m:

\(m_{O_2}=4,8+2,4=7,2g\)

\(\rightarrow n_O=\dfrac{7,2}{16}=0,45mol\)

\(\Rightarrow n_{O_2}=0,225mol\)

\(n_N=n_K=0,15mol\)

Khi đó : \(n_K:n_N:n_O=0,15:0,15:0,45=1:1:3\)

Vì công thức đơn giản nhất chính là CTHH nên ta có CTHH của A là\(KNO_3\)

TỐI RỒI NÊN GẢI THÍCH NGẮN GỌN .


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Hồng Chiên
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
huu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trâm
Xem chi tiết
꧁ Sơn 8/2 ꧂
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà Giang
Xem chi tiết
HOÀNG QUỲNH TRANG
Xem chi tiết
Lại Trần Phương Thảo
Xem chi tiết