Tự mình nổ lực để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ quá thì ta chẳng thể cảm thấy hạnh phúc được
Tự mình nổ lực để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ quá thì ta chẳng thể cảm thấy hạnh phúc được
Tố Hữu có những tập thơ tiêu biểu nào gắn liền với những chặng đường cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ( 1930 – 1975 ). Trình bày ngắn gọn nội dung những tập thơ đó
Bình giảng đoạn thơ sau:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
Bình giảng đoạn thơ sau:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Là một học sinh sắp và sẽ cầm trên tay tấm bằng để bước vào đời hay để tiếp tục chinh phục những tấm bằng cao hơn, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị, ý nghĩa "tấm bằng" trong khổ thơ cuối?
Những tấm bằng có đóng dấu kí tên
Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống
Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận
Mới là - TẤM BẰNG - bằng - của - chính - ta. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung đoạn thơ trên ?
Hãy viết một lời bình cho đoạn thơ sau, trích trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
.................................
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“… Để sống cuộc đời của chính mình quả là một thách thức. Điều này buộc bạn phải thật sự biết mình mong muốn gì, bằng không, bạn sẽ phải sống những điều người khác mong đợi. Nếu bạn không tự đặt kỳ vọng cho mình thì người khác sẽ áp đặt lên bạn kỳ vọng của chính họ. Sống cuộc đời của chính mình chính là nhận trách nhiệm phát triển bản thân mình chứ chẳng phải nhận trách nhiệm làm thỏa lòng người khác. Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn: chọn tương lai, nghề nghiệp, nơi làm việc, người chung sống, sự nghiệp theo đuổi… Khi quên mất khả năng lựa chọn và quyền lựa chọn của mình, bạn sẽ sống cuộc đời của người khác.
Một nguyên nhân chính làm cho chúng ta khó lòng biết được mình đang như thế nào, mình mong muốn gì để thoát khỏi vòng chi phối và ảnh hưởng tiêu cực từ những người yêu thương ta không đúng cách, đó là vì chúng ta ít dám đối diện với bản thân mình. Có những hoàn cảnh bên ngoài chi phối như phải đấu tranh vất vả với cuộc mưu sinh và ta bị dính vào guồng quay của nó, không còn tách mình ra được; nhưng cũng có những lý do từ chính chúng ta: sợ đối diện với chính mình, sợ sự thật về mình. Ai chẳng có những giới hạn, nỗi sợ, những điều bất toàn, nhưng chỉ những ai dám nhìn vào đó để thay đổi, để cải thiện, để vươn lên thì mới có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc.
Vì vậy, ngay lúc này, bạn hãy đi vào nội tâm mình để trả lời những câu hỏi: Tôi có đang sống cho ước mơ của chính mình? Tôi có đang làm những công việc mình thật sự yêu thích? Tôi có sẵn sàng vượt qua mọi cản trở và thách thức để đạt được những điều tôi thật sự mong muốn? Trong thinh lặng và cô tịch, bạn sẽ bắt gặp được những khát khao mãnh liệt cùng những thúc giục đích thực của mình.”
(Trích “Bí mật tư duy triệu phú - Sống cuộc đời của chính mình”, Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Đoạn trích đã chỉ ra: sống cuộc đời của chính mình chính là gì?
Câu 2: Trong đoạn trích, những người như thế nào sẽ “có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc”?
Câu 3: Tác dụng của “đi vào nội tâm mình” đối với việc sống cuộc đời của chính mình ?
Câu 4: Theo anh/chị, “Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn” đúng hay sai? Vì sao?
Bình giảng đoạn thơ sau:
“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
. . .
Đất nước có từ ngày đó”
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
Dựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý :
“ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
Mọi người chỉ giúp em phần đọc hiểu này với ạ ☹️
Người ta thường nói đến việc chinh phục các đỉnh cao mà không mấy ai nghĩ đến việc khai phá những con đường.
… Khi đạt đến đỉnh cao, cảm giác vinh quang thường ùa đến cùng những lời ca ngợi. Nhưng khi khai phá những con đường mới, người mở đường thường sống trong sự cô đơn và hiểu lầm, đôi khi dè bỉu của người đời, vì cái mới, cái khác thường bao giờ cũng là cái khó chấp nhận đối với số đông.
… Ngày xưa Lỗ Tấn viết: "Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường mà thôi". Biết bao thế hệ đã tin như thế. Những con đường có được do người đi mãi mà thành.
Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá..
… Con đường do bàn tay mình khai phá, bàn chân mình dẫn bước là con đường của tự do, quí giá, tinh khôi. Những con đường của tư duy. Những con đường nối liền quá khứ-hiện tại-tương lai sẽ đưa bạn, đưa tôi, đưa đất nước bước tới những chân trời mới
(Theo SVVN - https://www.tienphong.vn/gioi-tre/kham-pha-nhung-con-duong
- Giáp Văn Dương, ĐH Liverpool- Anh)
Câu 1. Theo tác giả, những con đường có được do đâu mà thành?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: “Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá”.
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc khai phá những con đường mới đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? (Trình bày khoảng 8 - 10 dòng)