Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông...
Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn...
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
(Trích "Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Tìm những từ ngữ nói lên tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi nhớ về quá khứ.
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ so sánh trong hai dòng thơ:
"Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi".
Tìm và phân tích tác dụng phép so sánh trong đoạn thơ sau:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Những ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc.?
(Trích"Trường Ca Những Người Đi Tới Biển" -Thanh Thảo)
Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước quá xa miền Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên. 1.nhân vật trữ tình trong bài thơ đang ở đâu và nhớ về vùng đất nào 2.bài thơ gợi nhớ những truyền thuyết về lạc hồng ,rồng tiên với mục đích j 3.từ câu thơ ,muốn trở về quê mơ cảnh tiên .anh chị liên tưởng gì về vai trò của quê hương đối vs thế hệ trẻ ngày nay... giải giúp đề này với ạ
Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” sau khi đọc tác phẩm "Ông già và biển cả" của nhà văn Hêminguê .
Mọi người giúp e với ạ!
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị sau khi đọc văn bản dưới đây:
Quán nhậu mỗi ngày thường diễn ra hai hình thức khác biệt: nhiều người nhậu thả ga với văn hóa vài triệu đồng; nhưng có người biểu diễn xiếc, hát, nhảy múa...chỉ với mong muốn bán được mấy cây kẹo giá mấy nghìn đồng.
Hằng đêm, trong khi nhiều bạn trẻ miệt mài luyện game, làm anh hùng bàn phím, thì nhiều vùng quê, những học sinh nghèo đang cặm cuiij học bài bên ánh đèn dầu hiu hắt.
Tờ mờ sáng. Lúc các quán bả hoạt động rầm rộ nhất, những cậu ấm, cô chiêu uốn éo, lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa, bên cạnh là những chai rượu ngoại đắt tiền. Họ đâu biết rằng cùng thời điểm, ở những bãi rác, có biết bao đứa trẻ phải nhặt nhạnh những thứ người khác vứt bỏ, với ước mong bán được, kiếm tiền để sống qua ngày.
Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cãi vã với người yêu là nhiều bạn trẻ sẵn sàng nhảy lầu, nhảy cầu bỏ đi mạng sống. Có lẽ, họ không nghĩ đến tại những bệnh viện, bao thân phận người cầu mong không mắc những căn bệnh hiểm nghèo, họ chỉ ước sao được sống thêm một ngày, dẫu có đói nghèo, cũng chấp nhận được. Những ước mong đó chẳng thành sự thật...
Cuộc sống luôn có những gam màu khác biệt, có những mảng sáng đối nghịch nhau như thế. Nhưng khi còn trẻ, chắc hẳn chúng ta thường nhìn thấy vế đầu của những câu chuyện tôi kể mà vô tình phí phạm thời gian, tiền bạc, sức khỏe và đánh mất rất nhiều điều.
Vậy nên, mỗi khi tiêu pha lãng phí; sa đà vào những thói xấu; để thời gian trôi qua vô nghĩa... thì hãy tạo cho mình thói quen suy nghĩ, so sánh mọi chuyện. Biết đâu đó bạn sẽ trân trọng cuộc sống hơn.
( http://www. thanh nien.com.vn)
Làm giúp e với ạ
LỚN Nguyễn Trọng Tạo
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời Có câu trả lời biến thành câu hỏi
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi Có cả đất trời mà không nhà cửa
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Có thương có nhớ có khóc có cười Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi. Câu 1: bài thơ trên được viết theo thể thơ nào
Câu2:hãy chỉ 2 biện pháp tu từ trên bài thơ
Câu 3: hiểu như thế nào về 2 câu thơ:
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời
Câu 4:thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất vì sao
Giờ ra chơi một nhóm học trò tiểu học xúm lại kể chuyện:
-nhà tớ có bốn tầng xanh xanh.
- bố tớ mua ô tô rồi.
-bác tớ có hẳn một khu biệt thự
- còn ông tớ thì cực tốt! - riêng Ngọc Anh trịnh trọng tuyên bố...
Từ lời nói thơ ngây của cô bé Ngọc Anh đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì. Suy nghĩ của a/c về triết lí ấy.