Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Huyền Trâm

nhung thanh tuu ve van hoc va nghe thuat dan gian o the ki 16-18

Bích Ngọc Huỳnh
28 tháng 3 2018 lúc 14:31

Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn quốc Đức
Xem chi tiết
Hồ Khánh Huyền
Xem chi tiết
HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Quyen Chipu
Xem chi tiết
Ny Của Em
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thảo
Xem chi tiết
Minh Phước Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
trần gia linh
Xem chi tiết