Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Vân Anh

Những đặc điểm có ý nghĩa với việc thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào?

Thời Sênh
17 tháng 3 2019 lúc 17:35

-Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Nguyễn Thành Trương
17 tháng 3 2019 lúc 18:47

+ Cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay của bồ câu là:

- Thân hình thoi.

- Chi trước biến thành cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.

- Cổ dài khớp đầu với thân .

+ Cấu tạo trong thích nghi với đời sống bay của bồ câu là:

- Hệ tiêu hóa, ống tiêu hóa phân hóa, tốc độ tiêu hóa cao.

- Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn, nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể giàu oxi.

- Hệ hô hấp: phổi có mạng ống khí.

Trao đổi khí: Khi bay do túi khí, khi đậu do phổi

- Hệ thần kinh và các giác quan

+ Hệ thần kinh: bộ não phát triển

+ Giác quan: mắt có mi thứ ba, có ống tai ngoài.

- Hệ bài tiết: thận sau ko có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân

- Hệ sinh dục: thụ tinh trong, có tập tính ấp trứng


Các câu hỏi tương tự
huynh thi ngoc ngan
Xem chi tiết
Mai Linh
Xem chi tiết
happy time
Xem chi tiết
Lương Huỳnh Kỳ Anh
Xem chi tiết
Lan Anh Kelly
Xem chi tiết
Dương Nhi
Xem chi tiết
Shikari- Chan
Xem chi tiết
phamthiminhanh
Xem chi tiết
Khánh Hằng Trần
Xem chi tiết