Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
giupminhnha

Những chỉ tiêu để phân chia các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.

Tình hình tăng GDP/người ở một số quốc gia từ năm 1960 đến năm 2013.

Vũ Minh Tuấn
21 tháng 8 2019 lúc 10:48

- Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân biệt nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển:

+ GDP/người ( thu nhập bình quân đầu người)

+ Chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người)

+ Tỉ lệ tử vong trẻ em.

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (viết tắt tiếng Anh là GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.

2. Tổng thu nhập quốc gia

Tổng thu nhập quốc gia (viết tắt tiếng Anh là GNI) bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động…) giữa một nước với nhiều nước khác. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.

Trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 3,6%) và đạt tới gần 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900. Trong đó các nước có nền kinh tế phát triển chiếm 2/3 tổng GDP của toàn cầu.

3. GNI và GDP bình quân đầu người

Để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GDP và GNI bình quân đầu người. GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định.

Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.

4. Cơ cấu ngành trong GDP

Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP. Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20 – 30%.

Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.

Chúc bạn học tốt!

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
21 tháng 8 2019 lúc 20:27

- Chỉ tiêu:

+ Thu nhập bình quân một người

+ Chỉ số thông minh

+ Tỉ lệ tử vong trẻ em

- Tình hình GDP ở một số nước :

+ Ca-na-đa : 50011 dô la

+ Ô-xtrây-li-a : 65821 đô la

+ Nhật Bản : 38155 đô la

+ Thái Lan: 6126 đô la


Các câu hỏi tương tự
Ms. Bảo Quyên
Xem chi tiết
Kim Dung Dao
Xem chi tiết
NGUYỄN LÊ NHƯ Ý
Xem chi tiết
Lương Quang Trung
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Con Heo Tên Đóm
Xem chi tiết
Ms. Bảo Quyên
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Tú Mai
Xem chi tiết