En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học (…) Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại. Ôi, không bao giờ con lại là một người lính nhát gan, phải không En-ri-cô của bố.”
(Theo Ét-môn- đô-đơ A-mi-xi)
1. Xác định PTBD chính của đoạn văn trên. Đoạn trích trên khiến em liên tưởng tới văn bản nhật dụng nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7.
2. Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai?
3. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong đoạn trích trên và phân tích tác dụng.
Dùng cụm C-V để phân tích câu sau
'Cha chưa bao giờ thấy con đi hoc với giáng vẻ quả quyết và vẻ mặt hớn hở như cha mong muốn'
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Đúng thế, En- ri- cô yêu dấu của bố! Việc hc quả là khó nhọc đối vs con, như mẹ đã nói vs con, con vẫn chưa đến trường vs thái đôh hăm hở .............. Ôi, ko bao h con lại là một người lính nhát gan, phải ko En- ri- cô của bố."
a) Theo em, người bố trong đoạn trích trên muốn nhắn nhủ điều gì với người con?
b) Xác định và phân loại từ ghép tìm đc trong câu " Sách vở là vũ khí của con, lớp hc là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại".
“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ . Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En – ri- cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ ,cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm , cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con , quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! ….Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con . Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à !Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”
-Tìm nội dung chính của đoạn văn trên:
Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ?
a)Mở bài: Giới thiệu về mẹ, cảm xúc chung về nụ cười của mẹ.
b)Thần bài:
-Nếu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
+Nụ cười ấm áp, yêu thương khi ôm con vào lòng.
+Nụ cười tươi vui, rạng rỡ khi con đạt thành tích cao.
+Nụ cười sẻ chia, an ủi, nâng đỡ khi con vấp ngã.
+Nụ cười tha thứ, bao dung khi con mắc lỗi.
-Ấn tượng nhất của em về một lần chứng kiến nụ cười của mẹ.
-Cảm xúc của em khi thiếu vắng nụ cười của mẹ.
-Niềm mong ước luôn được thấy nụ cười của mẹ.
c)Kết bài: Bày tỏ lòng yêu thương. kính trọng và biết ơn mẹ.
Mink đã viết dàn bài, các bạn viết tả về mẹ dùm mink nha các bạn cũng có thể thêm ý nữa vào cho hay.Cảm ơn mấy bạn nhìu nha.
"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.
“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.
Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.
Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.
Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.
Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.
Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.
Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.
Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?
Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.
Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.
Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.
Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.
Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.
Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.
Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?
Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.
Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.
Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
Em hãy kể cho ba mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em đã được chứng kiến ở trường.(dựa vào chuyện cảm động trên)
_________________
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển, Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu! Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên