DÀN BÀI
A. MB:
- Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã sáng tạo ra những huyền thoại đẹp đẽ về nguồn gốc dân tộc
-Đoàn kết là 1 truyền thống tốt đẹp của dân ta, là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người.
- Đoàn kết tọa nên sức mạnh
- Ông cha ta đã rất chú ý tới vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
B. TB:
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
- Câu ca ao đã mượn hình ảnh đẹp: Nhiễu điều phủ lấy giá gương để nói về vấn đề đoàn kết.
+ Nghĩa đen: Nhiễu điều là miếng vải nhiễu màu đỏ, thường được dùng để phủ lên giá gương cho khỏi bụi
+ Nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khăng khít của đồng bào trong 1 nước.
- Câu ca dao khuyên nhủ: người trong 1 nước phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau, coi nhau như anh em 1 nhà
2. Khẳng định ý nghĩa lời khuyên
- Người dân cùng sống 1 làng, 1 huyện, 1 tỉnh và 1 nước thường có quan hệ gắn bó với nhau về tình cảm và vật chất
- Bởi vậy nên mỗi người đều phải có tình yêu thương, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn, hoạn nạn
- Tinh thần đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của lòng yêu quê hương, đất nước, dân tộc và nhân loại
3. Mở rộng vấn đề
- Tinh thần đoàn kết được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể:
+ Gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái (Thương người như thể thương thần, Lá lành đùm lá rách...)
+ Giúp đỡ người tàn tật, ngèo khó, gặp tai họa hay tham gia phong trào hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt, phong trào xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình thương, lớp học tình thương...
+Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc, là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh
+ Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác
C. KB:
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân ta
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
1/ Mở bài:
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạttình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
2/ Thân bài:
a) Giải thích:
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật làsâu sắc.
-“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ;
-“giá gương” là giá đỡ tấm gương.
Nghĩa đen : Hình ảnh“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạchvà làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương.
- “Phủ lấy” nhắc nhở, thểhiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều.
+ Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở.
+ Lấy nghĩa bóng đó, dângian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương,đùm bọc, che chở cho nhau:
“Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đó làmột lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
b)Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
- Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em.
-Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử.
- Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó vớinhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đógặp khó khăn hoạn nạn.
- Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phảihoà nhập vào cộng đồng.
- Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượtqua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹphơn.
-Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta.
- những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèokhó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về vớicuộc sống bình thường.
c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó?
-Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trướcnỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc.
- Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đángtrân trọng.
- Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam .
- Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn vớithái độ chân thành, kịp thời.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoànkết dân tộc.
c. Kết Bài:
Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹpđó.
a. Mởbài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâuđời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏche phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….
- Để cùng chống giặc ngoại xâm…
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo,nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ungthư….( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gỡ để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêutrong gia đình, hàng xóm…
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt độngtừ thiện….
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gỡ đểthực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp,tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)
c. Kết bài:
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thântương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nốivà phát huy.