Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
Nhận xét về triều đình nhà Nguyễn ?
1.Về công lao nhà Nguyễn
- Mở rộng lãnh thổ:
Công lao nổi bật của nhà Nguyễn đó là khai phá vùng đất Thuận Quảng mở rộng lãnh thổ vào tận vùng đồng bằng Sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới. Từ đó tạo nên diện mạo đất nước Việt Nam hôm nay.
- Thống nhất đất nước:
Mặc dù từ khi phong trào Tây Sơn nổ ra, đất nước về cơ bản đã được thống nhất. Nhưng phải đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi thì tình trạng phong kiến phân quyền mới thực sự chấm dứt. Đó là công lớn của Nguyễn Ánh.
- Những cải cách tiến bộ:
Thời vua Minh Mạng đã đưa ra được những cải cách tiến bộ: Ông đã chia nước ta thành 30 tỉnh dự trên những đặc điểm về địa lí, dân cư, làm tiền đề cho việc chia thành các tỉnh như sau này.
- Để lại một kho di sản văn hóa đồ sộ:
Thời nhà Nguyễn đã để lại những giá trị đồ sộ về văn hóa trong đó nổi bật là 3 di sản văn hóa có giá trị toàn cầu (Cố đô Huế, phố cổ Hội An và Nhã nhạc cung đình Huế).
2. Tội nhà Nguyễn
- Không chịu đổi mới đất nước
Đây là một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Do hoàn cảnh khu vực cũng như thế giới đã có biến chuyển. Trong khi đó, Nhà Nguyễn lại rụt rè, yếu kém trong đổi mới đất nước. Trước hoạ xâm lược của phương Tây, nước nào không canh tân thì mất nước là tất yếu. Do đó, nhà Nguyễn không tránh khỏi trách nhiệm khi để mất nước.
+ Những sai lầm trong chính sách ngoại giao:
Nhà Nguyễn bắt các nước phía Nam ( Lào, Chân Lạp) phải thần phục gây nên mối bất hòa với các nước này, thần phục Trung Quốc – Một đất nước đang trong thời kì khủng hoảng về mọi mặt, Trung Quốc lúc bấy giờ đang trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, thần phục Trung Quốc có nghĩa là nhà Nguyễn coi Trung Quốc là mô hình kiểu mẫu để noi theo. Trong khi đó mô hình này đã chứng tỏ sự lạc hậu của nó.
Nhà Nguyễn chủ trương không quan hệ, giao lưu với phương Tây khiến nước ta không tiếp cận được với khoa học tiên tiến phương Tây và càng khiến cho thực dân phương Tây có cái cớ để xâm lược nước ta.
+ Những sai lầm trong chính sách kinh tế:
Nhà Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách quân điền đã không còn phù hợp, những chính sách dẫn đến thương nghiệp không phát triển được (đánh thuế nặng với các thuyền buôn đi xa, nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương).
+ Những sai lầm trong chính sách giáo dục, văn hóa:
Nhà Nguyễn vẫn duy trì nền giáo dục Nho học lỗi thời, lạc hậu. Chủ trương độc tôn Nho giáo (lỗi thời, lạc hậu), hạn chế các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo. Điều này khiến cho tư bản phương Tây càng có cớ xâm lược nước ta.
- Trả thù nghĩa quân Tây Sơn:
Giữa năm 1802, Nguyễn ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:
"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.
"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.
"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.
Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.
Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).
Những việc làm này của Nguyễn Ánh gây nên mối bất bình trong nhân dân.
Tóm lại, vương triều Nguyễn là một vương triều vĩ đại với những công lao không thể phủ nhận, nhưng cũng có những tội trạng không thể chối cãi. Do đó đánh giá về vương triều Nguyễn quả thực hết sức phức tạp và còn nhiều tranh cãi.