Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - trích

Vu Hoa

Nhận xét về tình cảm của chú bé Hồng đối với người mẹ của mình.

Cầm Đức Anh
29 tháng 8 2017 lúc 13:22

Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ. - Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng. - Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bình luận (2)
Cầm Đức Anh
29 tháng 8 2017 lúc 20:04

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng...

mình làm thế đc chưa

Bình luận (0)
pu
26 tháng 8 2019 lúc 21:31

Những câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa… Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Diệu Linh
Xem chi tiết
NGUYỄN QUANG DƯƠNG
Xem chi tiết
Nguyễn Tú Tài
Xem chi tiết
Triệu
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Sara
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
phạm linh
Xem chi tiết
Nyn kid
Xem chi tiết