Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…
a, Xác định PTBĐ chính
b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa
c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn
d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"
Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"
Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên
Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà
Em hãy phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện "chiếc lược ngà" để làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông Ba trong tác phẩm "hình như là chỉ có tình cha con là không thể chết được". Giúp mình với ạ
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn '' Những ngôi sao xa xôi '' của tác giả Lê Minh Khuê Ko chép mạng
trong truyện ngắn lặng lẽ sapa nhà văn nguyễn thành long viết:"trong cái lặng im của sapa....có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước" qua các nhân vật trong tác phẩm lặng lẽ sapa,em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp đó
Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau đây là suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm LLSP của NTL: “
Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe tên,
người ta đã nghĩ ngay đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo
nghĩ như vậy cho đất nước.”
1. “Những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” mà ông họa sĩ
nhắc tới là những ai? Vì sao nhà văn không đặt tên cụ thể cho các nhân vật của
mình?
2. Xác định các thành phần trạng ngữ trong câu văn trên.
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn: "Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
Em hãy nêu những suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người lao động qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.
Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn Du đã từng viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
a. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên?
b. Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nay?