Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh Huyền

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng : " Với tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Thảo Phương
21 tháng 1 2018 lúc 12:55

Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).

Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.

Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.

Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.

Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.

Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lame.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng ******** thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.

May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.

Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ.

Thảo Phương
21 tháng 1 2018 lúc 12:55

Xui người nông dân nổi loạn ở đây nghĩa là động viên,kích lệ,tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân để họ vùng lên đấu tranh chống lại sự bóc lột của giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến cũ.Muốn vậy phải chỉ ra cho họ thấy vì ai mà họ khổ cực và họ phải vùng lên để chống lại như thế nào.Tức là phải cho họ thấy rõ bộ mặt thật của bọn người đại diện cho nhà nước và khả năng,sức mạnh của họ một khi đã dám đương đầu với cái xấu,cái ác.
Đoạn trích chẳng những khẳng định quy luật có áp bức là có đấu tranh mà còn toát lên một chân lí:Con đường sống duy nhất của quần chúng bị áp bức là con đường vùng lên đấu tranh để tự giải phóng.Tuy ác giả khi Tắt đèn khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm có kết thúc bế tắc nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ,nhà văn Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh to lớn của nông dân,dự báo cơn bão táp cách mạng của quần chúng nông dân nổi dậy sau đó không lâu

Thảo Phương
21 tháng 1 2018 lúc 12:55

+Ý kiến của nhà văn nguyễn Tuân là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong XH phong kiến cũ: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp sưu thuế thân.
+Sự tàn nhẫn của XH đối óới người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả gia tài mới chỉ đủ suất sưu. Anh Dậu lại đang ốm mà vẫn bị bắt, đánh đập cho thập tử nhất sinh.
+Sự hống ách ngang tàng, bất nhân, độc ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử với con người thật tàn bạo.
=> Với những sự thật ấy thì người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.

Thảo Phương
21 tháng 1 2018 lúc 12:55
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân. Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.
Đạt Trần
21 tháng 1 2018 lúc 13:08

*LĐ1:NTT vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống khốn cùng của người nông dân VN qua tình cảnh bi thảm của gia đình chị Dậu
-thường ngày cuộc sống của người nông dân vô cùng đói nghèo cơ cực đến mùa sưu thuế cuộc sống của họ càng nặng nề khủng khiếp hơn:
+chị Dậu phải bán con,bán chó,gánh khoai-khẩu phần lương thực cuối cungcủa gia đình của gia đình để nạp sưu thuế cho anh Dậu.Người phụ nữ cùng 1 lúc chịu nỗi khổ về vật chất,đau đớn về tinh thần
+mặc dù vậy anh Dậu vẫn bị hành hạ,đánh đập tàn nhẫn,chết đi sống lại bởi vì phải nạp suất sưu của người em đã chết.Anh vừa được tha về nhà bát cháo kề miệng chưa kịp ăn,cai lệ ập đến cùng roi song tay thước dây thừng hứa hẹn 1 trận đòn tra tấn dã man .Như vậy chỉ vì 1 suất sưu mà người dân rơi vào thảm cảnh đau thương
+những trang viết ấy của NTT khiến người đọc xót thương căm giận.NTT đã hiểu sâu sắc đời sống của họ,giúp họ nhận ra:cuộc đời họ đang quằn quại trong bùn lầy bóng tối

*LĐ2:NTT đứng hẳn về người nông dân,cất tiếng nói fẫn nộ,vạch trần bản chất xấu xa độc ác của bọn thực dân phong kiến
+trong đoạn trích tên cai lệ hiện lên là tên tay sai chuyên nghiệp tiêu biểu nhất công cụ đắc lực cho trật tự xã hội đương thời
+dường như toàn bộ ý thức của cai lệ là ra tay đánh người thiếu thuế cho nên hắn không hề tỏ ra bận tâm:anh Dậu ốm nặng,tưởng chết đêm qua vì bị đánh,hắn hung hăng hống hách quát tháo thô bỉ xông vào đánh trói anh Dậu,bỏ qua những lời van xin tha thiết của chị Dậu.Hắn có làm thế,có bắt trói truy bức mới có đồng tiền bát gạo của nhân dân.1 lần nữa chúng ta có thể khẳng định cai lệ là hiện thân sống động nhất của chế độ thực dân phong kiến đương thời bóp nghẹt quyền sống của người nông dân

*LĐ3:nhà văn tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân chỉ cho họ con đường nổi loạn để bảo vệ quyền sống cho chính mình qua hình tượng chị Dậu.Chị Dậu là người phụ nữ nhân dân khỏe mạnh.thông minh rất dịu dàng mà cũng rất táo tợn ngang tàng.Chị đã tự mình vượt lên hoàn cảnh sống đấu tranh bảo vệ chồng,tìm con đường sống cho mình

+thái độ của chị rõ ràng kiên quyết"thà ngồi tù..." chị đã tự đứng lên mạnh mẽ quyết liệt không cam chịu cúi đầu để cho kẻ ác chà đạp mãi.Thật bất ngờ,1 chi chàng con mọn quê mùa đã đánh ngã cai lệ,kẻ hầu cận ông lí.Hình ảnh chúng ngã chỏng quèo khiến người đọc hả hê,hài hước,tin tưởng vào sức manh người nông dân.2 tên tay sai hung hãn,được sự bảo trợ của pháp luạtlại thất bại thê thảm

==>đánh giá:
+qua đoạn trích ta cảm nhận được tấm lòng đồng cảm,yêu thương sâu sắc của NTT cho người nông dân.Ông đã trăn trở,lo nghĩ trước cuộc sống tối tăm của họ muốn tìm cho họ 1 lối thoát,mong cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.Đoạn văn thể hiện rõ không hkí chung của tắt đèn,bộc lộ thái độ đồng tình của NTT với cách giải quyết của người nông dân.Đây cung là 1 cách nhà văn xui người nông dân nổi loạn
+hạn chế:tuy là xui người nông dân nổi loạn nhưng đây chỉ là hành động bộc phát,dẫu sao cuộc đời người nông dân vẫn tối tăm
+tài năng của NTT

Đạt Trần
21 tháng 1 2018 lúc 13:10

Tiếng trống và tiếng tù và thúc liên hồi đã làm bật ra kẻ nghèo, người giàu ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Mọi gia đình nông dân đều bị cuốn hút vào cơn sốt ác tính định kì trong vụ sưu thuế! Sáng nay, tiếng trống vẫn đổ hồi, đường làng vắng vẻ, nếu có ai đi thì cũng hối hả, vội vàng!

Gia đình chị Dậu đã phải bán đi một đứa con, và đàn chó mới tạm có một ngày sum họp vui vẻ, có không khí đầm ấm. Mới đêm hôm qua thôi, anh Dậu còn bị trói rũ rượi như cái xác chết ở ngoài đình, giờ này anh đã tỉnh lại với vợ và mấy đứa con sau mấy ngày kinh hoàng, tan hoang. Cả nhà đang quây quần xung quanh nồi cháo sắp chín... Nỗi nguy hôm qua đã qua rồi, còn nỗi nguy mới sắp đến thì chưa đến... Mọi sự đối với chị Dậu lúc này là chăm sóc cho chồng ăn một bát cháo. Đó là tất cả cố gắng của chị trong mấy ngày qua để cho anh hồi sức lại.

Nào ngờ, giữa lúc đó, tai họa lại ập đến. Giây phút tạm yên ổn của gia đình chị Dậu đã chấm dứt một cách phũ phàng, tội nghiệp! Anh Dậu vừa cố ngồi dậy run rẩy đỡ bát cháo từ tay vợ vừa mới để lên miệng, chưa kịp húp, còn chị Dậu đang nhìn xem anh ăn cháo có ngon không... thì hai thằng “tay sai sầm sập” bước vào. Trong tay chúng đầy những khí cụ tra tấn, hành hạ như “roi song, tay thước và dây thừng”... Sao chúng giống bọn “sai nha” mà Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều.

“Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” hoặc có khác gì lũ ác nhãn Khuyển Ưng:

“Ầm ầm khốc quỉ kinh thần mọc ra”.

Tên thứ nhất là “anh người nhà lí trưởng”, hắn cũng chỉ là đầy tớ được tách khỏi hàng ngũ người nghèo khổ trở thành tay sai cho bọn cường hào.

Tên thứ hai là cai Lệ, một tên tay sai chính tông, chuyên nghiệp, hắn được phái về làng trong lúc “sưu thuế giới kì” để giúp bọn cường hào đốc thuế.

Bước vào nhà, hắn đã gõ đầu roi xuống đất thét mấy lời làm anh Dậu để vội vàng bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra. Bằng giọng của thằng nghiện nhưng nó vẫn khàn khàn quát tháo:

- Thằng kia, ông tưởng mày chết hôm qua, còn sống đây à! Nộp tiền sưu mau.

Chị Dậu sợ hãi, run run, mong dùng lời ngọt ngào để sẽ tìm cách chạy sau: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó... Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất.

Lời trình bày van xin của chị Dậu có lí có tình, thiết tha và cảm động biết bao nhiêu, chỉ cần có một chút xíu lương tâm cũng phải nghĩ lại! Nhưng một “chút xíu” ấy cũng không có ở chúng, chúng chỉ có hung hăng, hầm hè như chó dữ, tán tận lương tâm khi đánh trói người. Tên cai Lệ chạy đến định trói anh Dậu. Mặt chị Dậu xám ngắt, dặt con xuống van xin nó một lần nữa.

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Nhưng tên cai Lệ dữ tợn như chó sói, hắn không thèm nghe mà còn quay lại tát “bốp” vào mặt chị. Đến nước ấy thì quá lắm, không chịu được nữa, một sức mạnh ghê gớm nổi dậy. Nỗi giận dữ bị dồn nén bấy lâu nổ bùng như sấm sét. Chị “nghiến hai hàm răng” với lời thách thức đanh đá, dữ dội: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”. .Không thèm van xin nữa, chị ra tay đấu lực với bọn ác ôn.

Với sự phẫn nộ ngùn ngụt, chị Dậu đã vụt đứng dậy với sức mạnh vô địch như người khổng lồ trong truyện cổ tích. Chỉ một động tác, chị quật ngã tên cai lệ hung tợn. Túm cổ hắn, đẩy ra cửa làm cho ngã chỏng quèo, đến cuộc đọ sức với tên người nhà lí trưởng thì có dằng dai hơn. Hai người đu đẩy, giằng co cái gậy, nhưng số phận của gã phản bội người nghèo này cũng bị chị “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”.

Thật là hài hước khi nhìn hình ảnh hai thằng ác ôn, hung đữ, trong tay đầy khí cự lại bị những cú đòn “trời giáng” phải “ngã chỏng quèo” trên mặt đất mà miệng vẫn lảm nhảm thét lên đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Trong mấy dòng mô tả rất sống động như một đoạn phim ngắn, ngòi bút Ngô Tất Tố đã pha chút hài hước, thậm chí có chút ít phóng đại vẽ lên hai hình ảnh xấu xí, dị dạng của hai tên người nhà ông lí và cai lệ!

Nhưng bằng ngòi bút sắc sảo, chân thực, đồng cảm với số phận nhân vật, Ngô Tất Tố đã tiếp tay cho chị Dậu bồi thêm cho lũ chó má một đòn bút đích đáng.

Bằng bút pháp tả thực, Ngô Tất Tố đã không xui nông dân nổi loạn, chống quan Tây, chống vua ta (mà chỉ phản ánh một thảm trạng thực tế, vạch rõ nguyên nhân khổ cực của dân quê là “nạn sưu cao thuế nặng” và nạn “cho vay cắt cổ” của lũ chúa đất). Nhưng khách quan của tác phẩm đã làm được cái việc như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói.

Chị Dậu đâu có sống ngoài vòng pháp luật, chị sôang hiền hậu, là người đàn bà dân quê thương chồng thương con, tần tảo, chịu đựng. Không có gì đụng chạm đến phép nước lệ làng nhưng xã hội ấy đã đẩy chị đến bước phải chống lại nó, điều mà chị chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng khi đã nghĩ tới, chị đã nói một câu làm cho ai đó có số phận như chị không thể không làm: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Câu nói đó chứa đựng một lẽ sống, một ưu thế của một người lương thiện nhưng không chịu cúi đầu.

Nguyễn Hải Đăng
21 tháng 1 2018 lúc 20:30

Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).

Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.

Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.

Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.

Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.

Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lame.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng ******** thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.

May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.

Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ.


Các câu hỏi tương tự
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Meechymtexinhgai
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Huy
Xem chi tiết
Lunarie
Xem chi tiết
Đỗ Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Tuấn Lê văn
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Tiểu Án
Xem chi tiết