Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí trên một quy mô lớn. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió.
Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. Tùy theo tình trạng của kokhí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp. Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
Khí áp có vì:
Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp
Đai áp thấp: áp thấp xích đạo, áp thấp 60°B và áp thấp 60°N.
* Đai áp cao: áp cao chí tuyến B, áp cao chí tuyến N, áp cao cực.
Nguyên nhân sinh ra gió: do sự chênh lệch khí áp cao và thấp giữa hai vúng.
Nguyên nhân sinh ra gió: Chính là sự dịch chuyển của không khí từ nơi áp cao xuống áp thấp do: Nơi áp cáo thường nhiệt độ thấp, không khí đặc hơn nên di chuyển về những nơi áp thâp, nhiệt độ cao, không khí loãng.