Trong nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến chuyên chế của Nga phải đối phó với những phong trào đấu tranh của nhân dân và các dân tộc ở Nga. Tuy giai cấp tư sản Nga còn yếu so với giai cấp tư sản Tây Âu nhưng những tư tưởng tư sản ở Nga cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Nga, hình thành ở Nga một cuộc vận động cách mạng mới.
Trong lúc mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đang sâu sắc thì Nicolas I đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh Crưm 1853-1856 giữa Nga và Anh, Pháp. Trong cuộc chiến tranh này, sự lạc hậu về mọi mặt của Nga so với các nước làm Nga nhanh chóng thất bại.
Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Crimeé làm cho sự căm thù của quần chúng đối với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc. Từ 1858-1860 đã có hơn 100 cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ. Lênin nhận định về tình hình nước Nga lúc bấy giờ như sau: Trong những điều kiện như thế, người chính khách thận trọng và tỉnh táo nhất sẽ phải nhận rằng một cuộc cách mạng rất có thể xảy ra, khởi nghĩa nông dân là một nguy cơ rất có căn cứ....
Vì vậy, yêu cầu cải cách chế độ là một yêu cầu bức thiết đối với giai cấp thống trị Nga nếu không muốn có một cuộc cách mạng bùng nổ từ bên dưới.
=> Dẫn đến cải cách nông nô ở Nga .