Số củ cà rốt được đo chiều dài là: \(8 + 17 + 30 + 28 + 12 + 5 = 100\)
Do đó, tần số tương đối tương ứng với các nhóm \(\left[ {15;16} \right)\), \(\left[ {16;17} \right)\), \(\left[ {17;18} \right)\), \(\left[ {18;19} \right)\), \(\left[ {19;20} \right)\), \(\left[ {20;21} \right)\) là: \(\frac{8}{{100}} = 8\% ;\frac{{17}}{{100}} = 17\% ;\frac{{30}}{{100}} = 30\% ;\frac{{28}}{{100}} = 28\% ;\frac{{12}}{{100}} = 12\% ;\frac{5}{{100}} = 5\% \).
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm:
Chiều dài (cm) | [15;16) | [16;17) | [17;18) | [18;19) | [19;20) | [20;21) |
Số củ cà rốt | 8% | 17% | 30% | 28% | 12% | 5% |
Cách vẽ biểu đồ tần số tương đối dạng cột:
Bước 1: Vẽ trục đứng, trục ngang. Trên trục đứng xác định đơn vị độ dài phù hợp với các tần số tương đối. Trên trục ngang xác định các nhóm số liệu cần biểu diễn.
Bước 2: Dựng các hình cột (kề nhau) ứng với các nhóm dữ liệu.
Bước 3: Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề cho biểu đồ.