một vật rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 từ độ cao h. Cho biết đoạn đường vật đi được trong giây cuối cùng bằng 24,5m; g=9,8m/s2
một vật rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 từ độ cao h. Cho biết đoạn đường vật đi được trong giây cuối cùng bằng 24,5m; g=9,8m/s2
Một cần cẩu nâng 1 vật có khối lượng 5 tấn lên cao 10m trong thời gian 50s .Công suất trung bình của cần cẩu là
[Chủ đề 1: Dao động cơ]
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là
A. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).
B. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).
C. \(T=\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).
D. \(T=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).
Câu 2: Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?
A. Cộng hưởng điện.
B. Dao động tắt dần.
C. Dao động duy trì.
D. Cộng hưởng cơ.
Câu 3: Hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng
A. \(\left(2k+1\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)
B. \(2k\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)
C. \(\left(k+0,5\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)
D. \(\left(k+0,25\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)
Câu 4: Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s=3cos\left(\pi t+0,5\pi\right)\) (cm) (t tính bắng s). Tần số dao động của con lắc này là
A. 0,5 Hz.
B. \(4\pi\) Hz.
C. \(0,5\pi\) Hz.
C. 2 Hz.
Câu 5: Trong quá trình một vật dao động điều hòa, tập hợp ba đại lượng nào sau đây đều có giá trị không đổi?
A. Cơ năng, biên độ, tần số.
B. Tần số, gia tốc, lực kéo về.
C. Gia tốc, lực kéo về, cơ năng.
D. Biên độ, tần số, gia tốc.
Câu 6: Một vật dao động với phương trình \(x=6cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)\) (cm) (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ \(-3\sqrt{3}\) cm là
A. \(\dfrac{7}{24}\) s.
B. \(\dfrac{1}{4}\) s.
C. \(\dfrac{5}{24}\) s.
D. \(\dfrac{1}{8}\) s.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và cơ năng \(W\). Khi vật đi qua vị trí có li độ \(\dfrac{2A}{3}\) thì động năng của vật là
A. \(\dfrac{2W}{9}\).
B. \(\dfrac{5W}{9}\).
C. \(\dfrac{4W}{9}\).
D. \(\dfrac{W}{3}\).
Câu 8. Một con lắc đơn có chiều dài \(l\). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha_0=60^o\). Tỉ số giữa lực căng dây cực đại và cực tiểu là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Để ôn tập tốt hơn, các em hãy:
- Xem phần tổng hợp kiến thức chủ đề 1: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-1-dao-dong-co.59158
- Xem video bài giảng ôn tập chủ đề 1: https://www.youtube.com/watch?v=XQvATZVJErY&t=5s
Một vật có trọng lượng 27,6 N được giữ nằm yên trên một mặt phẳng nghiêng không có ma sát bởi một lực song song với mặt phẳng nghiêng. Nếu góc giữa mặt phẳng nghiêng và phương ngang bằng 44,8 độ thì độ lớn của phản lực pháp tuyến do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật đó bằng: