Câu 1 (VB QUÊ HƯƠNG): Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ 2 có gì khác so với khổ thơ thứ nhất? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 2 (VB CHIẾU DỜI ĐÔ): Lí Công Uẩn đã đưa ra những cơ sở lịch sử và thực tiễn nào cho việc dời đô? Tại sao ông phải đưa ra những cơ sở đó?
Câu 3 (VB CHIẾU DỜI ĐÔ): Qua bài chiếu, em có cảm nhận gì về vua Lí Thái Tổ?
Câu 4 (VB NGẮM TRĂNG): Trong câu thơ đầu tiên, việc Bác dùng điệp ngữ vô hai lần có dụng ý gì? Đối với thân phận người tù bị gông cùm xiềng xích thì làm sao có rượu và hoa, vậy Bác nói đến 2 thứ đó để làm gì?
"Huống chi thành Đại La.....các khanh nghĩ thế nào?"
1. Hãy xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và chức năng của kiểu câu đó: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, các khanh nghĩ thế nào? Theo em, người nói thể hiện mong muốn gì?
2. Theo Lý Công Uẩn, thành Đại La có những địa thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
3. Xác định hành động nói và cách thực hiện hành động nói của từng câu.
4. Kết thúc văn bản, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của các vua chúa mà dùng giọng điệu như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi thuyết phục người khác?
Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn:
"Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm."
(Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008)
a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập.
b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?
Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau: (1) “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (2) Các khanh nghĩ thế nào?”
1) Dựa vào những hiểu biết của em về đọan trích Nước Đại Việt ta và hiểu biết về xã hội, em hãy viết 1 đọan văn khỏang 10 câu để làm rõ suy nghĩ của em về truyền thống giữ gìn nền độc lập của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong đọan văn có sử dụng 1 câu phủ định và gạch chân.
2) Dựa vào Hịch tướng sĩ và những hiểu biết của em về xã hội, em hãy viết 1 đọan văn khảong 10 câu để trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước chống giặc ngọai xâm của dân tộc ta. Trong có có sử dụng 1 câu phủ định và gạch chân
Câu: " Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta" xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Viết bài văn thuyết minh :
tự tìm hiểu và chọn 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích tại Long Khánh để tìm hiểu ( trên cơ sở phần lí thuyết đã học). Ghi chép lại những thông tin tìm hiểu được làm cơ sở để làm bài.
- có thể lên mạng tìm những thông tin liên quan đến danh lam thắng cảnh, di tích mình lựa chọn
từ nội dung đoạn trích"ta thường tới bữa quên ăn,.............nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng" của văn bản hịch tướng sĩ, theo em các thế hệ học sinh trung học cơ sở hiện nay cần nhậm thức và hành đông như thế nào trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Bạn hãy cho đi những gì người khác thực sự cần để giá trị của sự giúp đỡ ấy được phát huy ở mức cao nhất. Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần.
Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Một đứa trẻ con nhà giàu ngày nào cũng được ăn đủ các thứ đồ ăn ngon, đủ loại kẹo bánh đắt tiền chắc chắn sẽ không cảm thấy vui sướng khi bạn cho nó một gói kẹo bạn mua ở một cửa hàng bình dân. Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.
Hãy xác định kiểu câu và chức năng của câu in đậm trên.
Giúp mình với ạ!