"Người ta nói: Ăn cho mình, mặc cho người. Có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe, váy ngắn, không mắt xanh, môi dỏ, không tổ đỏ chót móng tay, móng chân. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cách đồng vắng chắc không chảy đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tấp... Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể loi thôi, lếch thếch, mặc nhọ nhem, chân tay lắm bùn. Đi đám tang không được mặc quần áo lòe loẹt, nói cười vang vang"
(Theo Băng Sơn, giao tiếp đời thường)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4: Cho biết thông điệp được gửi gắm trong đoạn văn.
Câu 5: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói " Ăn cho mình, mặc cho người"
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay.
Câu1: ptbđ :nghị luận
Câu2: pcnn :báo chí
Câu4:Trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, con người cần ăn mặc sao cho phù hợp bởi cách ăn mặc cũng thể hiện trình độ văn hóa cũng như sự văn minh, lịch sự của mỗi người
Câu5:"Ăn cho mình, mặc cho người": là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sống của con người. Trước hết, “ăn” ở đây là hoạt động thuộc về bản năng của con người khi thưởng thức một món ăn nào đó, “ăn cho mình” tức là việc ăn giúp nuôi sống bản thân ta, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển. “Mặc” là hoạt động con người sử dụng quần áo trên cơ thể, “mặc cho người” ý nói con người không chỉ mặc quần áo để phục vụ nhu cầu cho chính bản thân mình mà còn gây chú ý, ấn tượng với người xung quanh, do đó cần mặc sao cho phù hợp cảm nhận chung, hoàn cảnh xung quanh. Như vậy câu nói trên đã đề cao vai trò của việc ăn mặc liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh khách quan của mỗi người. Ta hoàn toàn có thể lựa chọn món ăn mình yêu thích nhưng phải ăn mặc thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh xuất hiện