- Tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp (trâu, cóc, chim, rắn, cả sấu,...), thờ thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...
+ Tín ngưỡng phồn thực: tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á dưới hình thức thờ sinh thực khí Lin-ga và I-ô-ni, quan niệm về âm dương,…
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng của cư dân Đông Nam Á.
- Tôn giáo:
+ Đông Nam Á phổ biến các loại hình tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh có từ thời nguyên thuỷ.
+ Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo: được truyền bá vào Đông Nam Á từ đầu Công nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức xã hội, khẳng định vương quyền ở một số nhà nước đầu tiên.
+ Phật giáo: du nhập vào Đông Nam Á từ Trung Quốc và Ấn Độ, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.
+ Hồi giáo: du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ VII - VIII qua con đường thương mại biển, đến thế kỉ XIII trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước Đông Nam Á.
+ Công giáo: xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây.