Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Quang Anh

Nêu sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Sách Giáo Khoa
24 tháng 2 2020 lúc 12:08

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong”, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phòng dân tộc và tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang họ tại trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghiacs Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hôi là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.

Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.

Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Báo thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hội đã xây dựng tổ chức, cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các kì bộ Trung Kì, Bắc Kì, Nam Kì của Hội lần lượt ra đời vào năm 1927. Năm 1928, Hội có 300 hội viên; đến năm 1929, có khoảng 1700 hội viên và còn xây dựng cơ sở trong Việt Kiều ở Xiêm (Thái Lan).

Tại Quảng Châu, ngày 9-7-1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia, v.v..lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hôi Việt Nam Cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.

Đó là các cuộc bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy in Pooctay Sài Gòn, đồn điền cao su Cam Tiêm, hang dầu Nhà Bè, nhà máy tơ Nam Định v.v..

Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nội), hãng buôn Sécne Sài Gòn, sở ươm cây Hà Nội, nhà máy điện Nam Định, hang xe hơi Đà Nẵng, xưởng nhuộm nhà máy dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước), hang dầu Hải Phòng, các nhà in ở Chợ Lớn.

Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

Cùng với việc bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng đã diễn ra ở một số nơi.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thùy Dung
25 tháng 1 2016 lúc 21:06

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6 năm 1925 từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã đã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng MậuLê Hồng SơnLê Hồng PhongVương Thúc OánhTrương Vân Lĩnh,Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu.

Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốcdự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường Cách mệnh.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng ViệtThanh niên từ tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người Việt Nam sống ở miền Nam Trung Quốc cũng như đưa về nước và đưa sang Xiêm. Báo này vừa tuyên truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán những tồn tại ở các tổ chức cách mạng khác như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng.

Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Lê Hồng Phong được gửi tới Leningrad học về không quân. Một số khác được gửi tới Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờ Lính Cách mệnh để tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam.

Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp.

Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch tổ chức bắt bớ những người Cộng sản Trung Quốc. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng bị đàn áp. Nguyễn Ái Quốc phải lánh sang Liên Xô. Nhiều đảng viên ưu tú của Hội như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Trần Văn Cung, Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng, v.v... bị bắt. Tổng bộ Hội phải di tản sang Ung Châu, (Quảng Tây) rồi lại sangHồng Kông.

Ở trong nước, các chi bộ Hội phát triển mạnh. Theo tổng kết của mật thám Pháp, ở trong nước Hội có khoảng 1000 đảng viên và cảm tình, có kỳ hội ở cả 3 miền . Tuy nhiên các chi bộ này cũng bị chính quyền thực dân lùng bắt ráo riết. Ở Nam Kỳ, tháng 12 năm 1928, Ngô Thiêm bị bắt và bị tử hình. Tôn Đức Thắng bị kết án chung thân. Phạm Văn Đồng bị đày đi Côn Đảo. Ở Bắc Kỳ, Nguyễn Văn Lân bị bắt và bị tử hình.


Các câu hỏi tương tự
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Phan Thị Lê Anh
Xem chi tiết
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Đặng Thái Thanh
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Phan Hùng
Xem chi tiết
liliama
Xem chi tiết
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết