Bài 5. Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kevin Khánh

Nêu những vấn đề quan trọng mà các vùng miền núi đang chịu hậu quả nghiêm trọng?

nhanh nha, ngày mai là nộp rồi khocroi

Dương Nguyễn
12 tháng 7 2017 lúc 18:20

- Nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, đất bị xói mòn.

- Chất thải công nghiệp, du lịch làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Biến đổi địa hình sơ khai, nhiều ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc bị mai một dần.

- Trên các sườn núi có độ dốc lớn, khi mưa to kéo dài, thường xảy ra lũ quét, lở đất,... gây nguy hiểm cho cư dân sống ở thung lũng phía dưới.

- Độ dốc lớn của sườn núi còn gây khó khăn cho việc đi lại và việc khai thác tài nguyên nơi đây.

- ....

huỳnh đặng ngọc hân
12 tháng 7 2017 lúc 18:17

Những vần đề đó là :

- Nạn phá rừng

-> hậu quả: gây ra lũ lụt, hạn hán khiến con người bị tổn thất lơn về tài sản và của cải

-..............

Có bik bấy h à

đoàn minh duy
12 tháng 7 2017 lúc 19:33

đốt rừng lũ qét sạt lở ...haha

Dương Linh Chi
12 tháng 7 2017 lúc 20:17

Hỏi đáp Địa lý

Phạm Thị Thạch Thảo
13 tháng 7 2017 lúc 9:03

-Sự gia tăng dân số, cùng với nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp miền núi.

-Đốt rừng làm rẫy là nguồn sống chủ yếu của người miền núi,nhưng nó làm diện tích rừng bị thu hẹp nghiêm trọng.

-Biến đổi khí hậu diễn ra thường xuyên,rừng cây bị tàn phá.Khiến nhiều vùng núi bị sạt lở,sói mòn nghiêm trọng.

-Rừng bị tàn phá,nhiều loài động vật mất nơi sinh sống.

-Quanh năm người dân phải sống chung với bão lũ.

=> Con người lâm vào khó khăn,sự diệt vong của Trái Đất sẽ đến.

kkkkkkkkkk
13 tháng 7 2017 lúc 10:44

cảm ơn m.n nhìu

Dương Hạ Chi
13 tháng 7 2017 lúc 21:52

Nêu những vấn đề quan trọng mà các vùng miền núi đang chịu hậu quả nghiêm trọng?

=>Những vấn đề mà các vùng miền núi đang chịu hậu quả nghiêm trọng là: lũ lụt, xạt lở đất, xói mòn,....

Hoàng Tuấn Hưng
15 tháng 8 2017 lúc 14:48

Sáng 9-8, Thành ủy Hà Nội đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc chịu ảnh hưởng của đợt mưa lớn gây lũ lụt, lũ ống, lũ quét trong thời gian qua. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố, cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các cán bộ, chuyên viên Văn phòng Thành ủy, các ban Đảng của Thành ủy đã ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do mưa, lũ lụt trong những ngày qua.

Trước đó, ngày 7-8, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã quyết định hỗ trợ các tỉnh để khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Cụ thể, TP Hà Nội hỗ trợ đồng bào hai tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Sơn La và Yên Bái mỗi tỉnh một tỷ đồng; hỗ trợ năm tỉnh bị thiệt hại gồm: Lai Châu, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai mỗi tỉnh 500 triệu đồng. Ngoài ra, TP Hà Nội hỗ trợ mỗi gia đình có người chết ở các địa phương 10 triệu đồng, hỗ trợ gia đình có người bị thương 5 triệu đồng. Số tiền trên được trích từ Quỹ Cứu trợ của TP Hà Nội.

* Sáng 9-8, tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào Tây Bắc khắc phục hậu quả do mưa lũ, ổn định cuộc sống.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Nam ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Tại buổi phát động, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, các huyện, thành phố và toàn thể nhân dân phát huy truyền thống của dân tộc “tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách” tích cực ủng hộ về tinh thần, vật chất chia sẻ với đồng bào các tỉnh Tây Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ gây ra, góp phần giúp đỡ bà con sớm ổn định cuộc sống.

Sau lễ phát động, tỉnh Hà Nam đã cử đoàn công tác trực tiếp mang số tiền ủng hộ ban đầu là 800 triệu đồng đến các tỉnh Yên Bái, Sơn La và Lai Châu để kịp thời giúp đỡ đồng bào Tây Bắc khắc phục thiệt hại do mưa lũ.

* Cũng trong sáng 9-8, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa phát động mỗi cán bộ, công chức, người lao động ủng hộ tối thiểu một ngày lương, trợ giúp đồng bào các tỉnh miền núi phía bắc khắc phục thiệt hại do lũ, sạt lở đất gây ra.

Cán bộ, công chức, người lao động ở Thanh Hóa quyên góp, trợ giúp đồng bào bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Vừa qua, mưa lũ, sạt lở đất xảy ra ở một số tỉnh miền núi phía bắc gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhà nước, nhân dân, nhất là lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản tại một số địa phương ở các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên. Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa phát động mỗi cán bộ, công chức, người lao động các Ban Xây dựng Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh tình nguyện ủng hộ tối thiểu một ngày lương, trợ giúp nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc khắc phục hậu quả thiên tai.

Sáng cùng ngày, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh phát động mỗi cán bộ, công chức, người lao động ủng hộ tối thiểu một ngày lương, chung tay, góp sức cùng đồng bào các tỉnh miền núi phía bắc khắc phục thiệt hại do lũ, sạt lở đất gây ra. Kết quả bước đầu, tỉnh Thanh Hóa đã quyên góp được hơn 130 triệu đồng trợ giúp nhân dân các tỉnh bạn khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Bắc Ninh quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra

Ngày 9-8, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay trong ngày đầu tiên phát động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đăng ký ủng hộ 1,5 tỷ đồng.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị lực lượng vũ trang, công an, quân đội mỗi người ủng hộ một ngày lương.

Đối với các doanh nghiệp, ngoài phần vận động người lao động ủng hộ với tấm lòng hảo tâm, tùy theo điều kiện trích một phần kinh phí từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh Tây Bắc.

Ngay trong ngày đầu phát động quyên góp, ủng hộ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đăng ký ủng hộ 1,5 tỷ đồng, trong đó riêng Công an tỉnh Bắc Ninh đăng ký ủng hộ hơn 700 triệu đồng.

Toàn bộ số tiền quyên góp ủng hộ sẽ được sớm chuyển đến các tỉnh Tây Bắc để kịp thời hỗ trợ đồng bào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Đợt quyên góp ủng hộ bắt đầu từ ngày 9 đến 25-8.

Điện Biên khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Mưa lũ trong những ngày đầu tháng 8 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có năm người chết do lũ cuốn trôi và tổng thiệt hại về tài sản khoảng 45 tỷ đồng. Hiện, chính quyền và người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ để sớm ổn định cuộc sống.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng Ban Thường trực làm trưởng đoàn vào sáng 8-8, tỉnh Điện Biên đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 100 tỷ đồng, trong đó 46 tỷ đồng UBND tỉnh Điện Biên đề xuất tại văn bản số 2117/UBND - KTN ngày 28-7-2016 cho đợt mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua, còn lại 54 tỷ được đề nghị cho các đợt thiệt hại do mưa lũ từ đầu năm đến nay nhằm khắc phục hậu quả và sớm ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, có sự chủ động trong các tháng cao điểm có diễn biến mưa lũ phức tạp sắp tới. Đây được xem là nguồn hỗ trợ chính để chính quyền và người dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Nhưng về lâu về dài vẫn rất cần có một kịch bản cụ thể trong ứng phó với mưa lũ của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến huyện thậm chí là thôn bản.

Hiện mùa mưa bão vẫn đang trong giai đoạn đỉnh điểm, nên để giảm thiểu thiệt hại về người và của cho người dân, hơn lúc nào hết, UBND tỉnh Điện Biên cần có những chỉ đạo cụ thể cho các địa phương trong tăng cường công tác ứng phó với bão lũ.

Đồng thời phổ biến, tuyên truyền để nâng cao năng lực cho người dân trên địa bàn về phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, chủ động kiểm tra rà soát các công trình hạ tầng bị hư hỏng đặc biệt là công trình thủy lợi, giao thông, kè chống sạt lở, cầu, cống, những công trình ven sông, suối để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm an toàn cho công trình, đặc biệt, cương quyết di dời người dân ra khởi vùng nguy hiểm.

Lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục sạt lở tại Km45 - Nà Hỳ huyện Nậm Pồ (Điện Biên).

Người dân và giáo viên chung tay dọn dẹp bùn đất trong các phòng học, các thiết bị học tập tại Trường mầm non Mường Lói, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).


Các câu hỏi tương tự
Mộc Miên
Xem chi tiết
Anh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
Xem chi tiết
Lê Trần Phương Vy
Xem chi tiết
Phan Như
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Lê Phạm Phúc Thịnh
Xem chi tiết
Rika Tojikato
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thủy tiên
Xem chi tiết